I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2022
Trong năm 2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh. Trong đó, gồm 38 văn bản trọng tâm, chủ yếu (kèm theo phụ lục).
1. Công tác Lao động - Việc làm - Đào tạo nghề
Triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn về pháp luật lao động đến tất cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hướng dẫn về những quy định mới của pháp luật lao động, nhằm góp phần hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng những chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động, góp phần ổn định việc làm thu nhập cho người lao động, làm hạn chế các vụ đình công, lãn công. Tổ chức 02 lớp tập huấn với khoảng 200 người tham dự về pháp luật lao động và chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1.1. Công tác giải quyết việc làm
Tổ chức 18 phiên giao dịch việc làm với 90 doanh nghiệp tham dự, với 6.116 lượt người lao động tham gia.
Tư vấn việc làm và học nghề cho 25.639/18.000 người lao động, đạt 142,4% kế hoạch năm. Thực hiện Kế hoạch giải quyết việc làm tỉnh Tây Ninh năm 2022 cho 19.200 người, vượt 20% so kế hoạch (16.000 người), trong đó: Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm hỗ trợ cho vay với 7.669 dự án, giải ngân 254.570,5 triệu đồng, hỗ trợ việc làm cho 3.500 lao động. Số lao động được tạo điều kiện đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng năm 2022 là 110 người, đạt 36% so kế hoạch (300 lao động). Việc làm từ phát triển kinh tế-xã hội đạt 15.590 lao động.
1.2. Về An toàn lao động, quan hệ lao động
Tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh, lao động và Tháng công nhân năm 2022 tại Khu Công nghiệp Phước Đông – Bời Lời (huyện Gò Dầu) tham dự có trên 250 người và trên 25 doanh nghiệp, công đoàn cơ sở tham dự. Triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030. Tổ chức 19 lớp tập huấn với 1.085 người tham gia về nội dung an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ cấp huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, lãnh đạo doanh nghiệp, người làm công tác ATVSLĐ và công nhân thuộc các doanh nghiệp trong tỉnh.
Tổng số lao động người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn tỉnh là 3.971 lao động. Trong đó: số lao động thuộc diện cấp phép 3.675 người, không thuộc diện cấp phép lao động là 68 người, chưa nộp hồ sơ là 227 trường hợp.
Tiếp nhận, thẩm định cho 67 đơn vị đăng ký bản nội quy lao động, 75 đơn vị đăng ký thỏa ước lao động tập thể, 15 đơn vị đăng ký làm thêm giờ.
Về đình công, lãn công xảy ra 07 vụ tại 06 công ty, giảm 02 vụ so với năm 2021.
Đã thẩm định và quyết định cho 21.830 người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp với kinh phí 453.298.875.799 đồng.
Về tình hình tai nạn lao động chết người: trong năm xảy ra 08 vụ, 08 người chết (giảm 01 vụ, 01 người chết so với năm 2021), đảm bảo 100% số vụ được điều tra kết luận.
1.3. Công tác đào tạo nghề
Tham mưu UBND ban hành Quyết định ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Quyết định phê duyệt Danh mục nghề đào tạo, mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 và năm 2022. Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, định hướng đến 2030. Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phát động phong trào thi đua đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025.
Tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2022. Ban hành Kế hoạch Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022. Tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh năm 2022.
Năm 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyển sinh được 11.591/10.305 chỉ tiêu, đạt 112,48% (trong đó: Cao đẳng 369/215, Trung cấp: 2.525/1.920, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 8.697/8.170). Số người tốt nghiệp tính năm 2022 là 8.704 người (Cao đẳng 209, Trung cấp 1.054, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 7.441).
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tính đến hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố đã mở được 133/139 lớp với 4.258/4.475 chỉ tiêu, đạt 95,15% so với kế hoạch.
Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo năm 2022: 473.271/657.322, đạt 72% hoàn thành chỉ tiêu 100% nghị quyết đề ra.
2. Về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Thực hiện kịp thời các chế độ chính sách như: chi trả trợ cấp thường xuyên cho 101.187 lượt đối tượng với số tiền 178.445 triệu đồng; chi trả trợ cấp 01 lần cho 1.030 đối tượng, với số tiền 9.146 triệu đồng. Thực hiện số hóa 2.233 hồ sơ người có công.
Tổ chức các hoạt động nhân các dịp lễ, tết: tặng quà cho các đối tượng chính sách người có công 86.116 phần, tổng số tiền: 35.010,841 triệu đồng. Trao tặng 89 phần quà (tiền mặt) cho thương binh, bệnh binh nặng (81% trở lên), với số tiền 1.335 triệu đồng; 25 phần quà (tiền mặt) cho Mẹ Việt Nam Anh hùng với số tiền 125 triệu đồng do Quỹ Thiện Tâm thuộc tập đoàn VinGroup hỗ trợ. Phối hợp Sở Xây dựng phúc tra nhà ở Người có công với cách mạng theo danh sách đề nghị của huyện, thị xã, thành phố: 91 căn (xây mới 35, sửa chữa 56).
Thực hiện các nội dung theo Kết luận số 123/KL-TTr ngày 28/4/2021 của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại tỉnh Tây Ninh.
Giải quyết 3.020 hồ sơ các loại. Thực hiện chế độ điều dưỡng tại nhà năm 2022 cho 1.797 đối tượng người có công với cách mạng với kinh phí 2.626,495 triệu đồng. Thực hiện 07/07 đợt điều dưỡng tập trung cho 433 Người có công với kinh phí 1.482,245 triệu đồng.
Tổ chức tập huấn Pháp lệnh Ưu đãi Người có công mới cho công chức cấp huyện, xã. Phối hợp Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình; VNPT Tây Ninh thực hiện truyên truyền các văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với Người có công với cách mạng năm 2022.
Về chăm sóc y tế: thực hiện mua BHYT cho 366.919 lượt đối tượng, tổng số thẻ BHYT cho đối tượng người có công, thân nhân người có công đang lưu hành 30.725 thẻ.
Hỗ trợ nhà ở năm 2022: thực hiện 25 căn (xây mới 21 căn, sửa chữa 04 căn), tổng kinh phí thực hiện 2.190 triệu đồng do các huyện, thị xã, thành phố tự vận động thực hiện. Trình UBND tỉnh cho chủ trương, phê duyệt danh sách và kinh phí thực hiện xây mới 24 căn, sửa chữa 50 căn cho người có công với cách mạng năm 2022 với tổng kinh phí 5.350 triệu đồng.
Thực hiện tốt việc bảo quản mộ, chăm sóc các công trình, cây kiểng, cảnh quang NTLS Trà Võ và NTLS Tân Biên xanh - sạch - đẹp. Tổ chức chu đáo Lễ Truy điệu, an táng 255 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước tại nghĩa trang liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 Tây Ninh với tổng kinh phí thực hiện: 154,1 triệu đồng. Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác quản lý mộ liệt sĩ: 358 trường hợp (Tìm mộ, Xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng, Cấp giấy báo tin mộ liệt sĩ, Đồng ý di chuyển hài cốt liệt sĩ, Cấp Giấy xác nhận mộ, Đính chính thông tin trên bia mộ, Lấy phẩu sinh phẩm để giám định ADN). Bàn giao 241 mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ tại Công ty Cổ phần công nghệ cao Gene Việt.
3. Lĩnh vực xã hội
3.1. Thực hiện công tác giảm nghèo
Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ không khả năng thoát nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ năm 2021; Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022.
Trình HĐND tỉnh thông qua 02 Nghị quyết vào kỳ họp cuối năm 2022, gồm:
- Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chuẩn hộ nghèo tỉnh và chính sách hỗ trợ hộ nghèo đa chiều, hộ nghèo tỉnh, hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2025.
Theo báo cáo sơ bộ của các huyện, thị xã, thành phố về kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022, tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều (hộ nghèo, hộ cận nghèo) năm 2022 đạt 0,65%, đạt vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao theo Quyết định số 653/QĐ-TTg (giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ 0,1-0,15%) và đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2022, giao tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 0,5-0,7%.
Phân bổ 825.480 kg gạo cho 55.032 người dân nghèo, khó khăn từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho nhân dân thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022: đã hỗ trợ 5.800 hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí 4.525 triệu đồng.
Về hỗ trợ nhà ở: Ủy ban MTTQ VN tỉnh phối hợp với các địa phương xây tặng và bàn giao 186 căn nhà đại đoàn kết với kinh phí xây dựng là 11.000 triệu đồng cho hộ nghèo.
Trao, tặng quà cho 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng BTXH có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bến Cầu và Châu Thành.
Về cấp thẻ BHYT: người thuộc hộ cận nghèo, nghèo tỉnh và người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm: 9.901 thẻ (phát sinh tăng 984 thẻ, giảm 36 thẻ).
3.2. Về bảo trợ xã hội, trẻ em
Tổ chức 9 lớp tập huấn xác định mức độ khuyết tật cho Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và 02 lớp tập huấn về chính sách trợ giúp xã hội cho cán bộ làm công tác Lao động, Thương binh và Xã hội các cấp. Tổ chức Đoàn kiểm tra việc chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Phối hợp với Báo Tây Ninh đăng 06 phụ trương và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã phát sóng 14 kỳ chuyên mục “Vì người khuyết tật”, “Người cao tuổi”, “Người tâm thần”, “Chương trình phát triển công tác xã hội”, trị giá 416 triệu đồng.
Nhân dịp tết Nguyên đán Nhâm dần 2022: thực hiện công tác chúc thọ mừng thọ cho công dân tròn 100 tuổi và trên 100 tuổi nhân dịp Tết Nguyên đán. Tổ chức thăm hỏi 21 người bệnh tâm thần tỉnh Tây Ninh đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội Long An Và Trung tâm Công tác xã hội Tiền Giang với kinh phí 20.500.000 đồng. Tổ chức thăm hỏi 10 cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh với kinh phí 60.000.000 đồng.
Công tác chi trả trợ cấp xã hội: thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp thường xuyên, trong năm đã chi trả trợ cấp xã hội 36.188 lượt đối tượng BTXH, với tổng kinh phí 287.211 triệu đồng.
Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 cho 875 trường hợp, kinh phí 15.750 triệu đồng.
Về chăm sóc y tế: cấp 33.201 thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng, (phát sinh tăng 222 thẻ, giảm 358 thẻ); đảm bảo 100% số đối tượng được cấp thẻ BHYT theo quy định.
Các cơ sở xã hội trực thuộc Sở thực hiện tốt việc quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc cho 122 đối tượng bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khiếm thị 58 người, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh 64 người, các Trung tâm thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng; hỗ trợ dạy văn hóa, dạy nghề cho các cháu.
Tổ chức 09 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho gần 900 cha mẹ và người chăm sóc trẻ về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em; Lớp kỹ năng phòng chống đuối nước và dạy bơi miễn phí cho trẻ em. Tổ chức 20 buổi nói chuyện chuyên đề về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh với nội dung tuyên truyền về Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành về Luật trẻ em; Kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em cho hơn 2.000 lượt học sinh tham dự. Xây dựng phóng sự về thực hiện chuyên mục “Vì tuổi thơ” phát trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh và phụ trương “Vì tuổi thơ” đăng trên Báo Tây Ninh.
Tổ chức treo 105 băng ron tuyên truyền về chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em” tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn và tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố trong tháng hành động vì trẻ em năm 2022. Tổ chức trao sổ tiết kiệm cho các em mồ côi cha và mẹ do COVID-19 cho 6 em, mỗi em 20 triệu, tổng kinh phí 120 triệu đồng. Tổ chức lễ trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: 200 em mỗi em 1 triệu đồng từ Quỹ BTTE Việt Nam và 1 phần quà trị giá 130 ngàn đồng từ Quỹ BTTE Tỉnh, tổng kinh phí 226 triệu đồng. Về công tác hỗ trợ cho trẻ em mồ côi do cha, mẹ chết vì nhiễm COVID-19: Tổng số trẻ em mồ côi do cha, mẹ chết vì nhiễm COVID-19 là 76 em, với tổng kinh phí trên 380 triệu đồng.
Phối hợp Công ty TNHH XNK Gia Lâm Tây Ninh cấp 100 suất học bổng, mỗi suất 01 triệu đồng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học khá giỏi trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ cho các em mồ côi tại cơ sở Minh Đức 100 triệu đồng. Phối hợp với Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức trao tặng kinh phí cho 04 đơn vị với số tiền 500 triệu đồng.
Công tác cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi: 92.895 thẻ (phát sinh tăng 1.857 thẻ, giảm 1.838 thẻ).
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngày quốc tế thiêu nhi 1/6 và Tết Trung thu năm 2022 tổ chức thăm và tặng quà cho trên 1.744 phần quà trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, với kinh phí trên 822.500.000 đồng.
3.3. Công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên trong các trường học trên địa bàn tỉnh, tổ chức 15 buổi tuyên truyền bình đẳng giới cho các học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh; Tổ chức 05 lớp tập huấn kiến thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ cho cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn cơ sở, cán bộ đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội các cấp học trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Thực hiện 02 phụ trương “Vì sự tiến bộ của phụ nữ”. Thực hiện 08 phóng sự tuyên truyền Vì bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2022 với kinh phí thực hiện 96 triệu đồng. Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được thực hiện tại huyện Tân Biên với kinh phí thực hiện 34 triệu đồng. Tổ chức tập huấn và nói chuyện chuyên đề về công tác bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
Hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2022 treo 200 băng ron phướn dọc các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức Hội thảo Chuyên đề về bình đẳng giới với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” với 250 đại biểu tham dự.
Phối hợp, tham gia khảo sát trực tuyến về tình hình 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan thuộc chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện; đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, nhằm thu thập các thông tin, số liệu định lượng phục vụ cho công tác tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới; thăm dò ý kiến về các vấn đề chính sách chuẩn bị cho công tác nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Bình đẳng giới.
3.4. Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội
Tổ chức 09 cuộc tập huấn cho Đội kiểm tra liên ngành VHXH về việc triển khai các VBQPPL cho Đội KTLNVHXH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022.
Trong năm 2022, Đội Kiểm tra liên ngành VHXH tỉnh tổ chức 02 đợt kiểm tra với 10 cơ sở kinh doanh ngành nghề nhạy cảm. Kết quả, đã tiến hành lập biên bản hành chính nhắc nhở 07 cơ sở, 03 cơ sở đầy đủ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chấp hành tốt pháp luật quy định và nhắc nhở các cơ sở chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh.
Tổ chức hội nghị triển khai văn bản, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tuyên truyền cho cán bộ ngành Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội và Cơ sở Cai nghiện ma túy túy; tổ chức 09 đợt hội nghị tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy với 900 người tham dự; tổ chức 03 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về dự phòng điều trị nghiện ma túy và quản lý sau cai cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai với 210 người tham dự; triển khai 03 lớp tập huấn kỹ năng tiếp cận, giao tiếp và truyền thông thay đổi hành vi trong công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân với 210 người tham dự; tổ chức 09 đợt tuyên truyền về phòng, chống ma túy tại các huyện, thị xã, thành phố và Cơ sở cai nghiện ma túy cho 1.017 người tham dự.
Thực hiện Công văn số 369/PCTNXH-CSPCMD ngày 20/9/2022 của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội về phối hợp thực hiện khảo sát về chính sách, dịch vụ hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm ở cộng đồng cho 20 đối tượng trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và hỗ trợ tiền xe đi đường cho 02 nạn nhân thường trú tại tỉnh Yên Bái và Hà Giang bị mua bán từ Campuchia trở về do Đồn biên phòng Mộc Bài xác minh, xác định nạn nhân.
Chỉ đạo Cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện tốt công tác quản lý học viên và tổ chức các hoạt động vui xuân, đón Tết cho học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy. Thực hiện Chương trình phòng chống ma túy năm 2022 tại các huyện, thị xã, thành phố và Cơ sở sở Cai nghiện ma túy. Phối hợp Công an tỉnh (PC04) kiểm tra, hướng dẫn công tác cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc tại các huyện, thị xã, thành phố. Cơ sở Cai nghiện ma túy đang quản lý 262 học viên (04 nữ); trong đó: cai nghiện ma túy bắt buộc: 260 học viên, cai nghiện ma túy tự nguyện: 00 học viên, đối tượng xã hội 02 học viên. Tư vấn cá nhân tái hòa nhập cộng đồng cho 156 học viên, sinh hoạt nhóm, tập thể cho 1.137 lượt học viên.
4. Các hoạt động đảm bảo ngành
4.1. Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư
Tiếp công dân thường xuyên: 40 lượt/41 người. Nội dung: người lao động hỏi về chế độ hưởng trợ cấp COVID-19, việc chấm dứt hợp đồng lao động và trợ cấp thôi việc, chế độ ngừng việc do tạm hoãn hợp đồng lao động, tiền thưởng tháng lương thứ 13, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ. Kết quả: đã giải thích theo quy định của Luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn người lao động liên hệ doanh nghiệp để được giải quyết theo quy định.
Thanh tra hành chính: 01 cuộc/01 đơn vị về việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính và nuôi dạy trẻ tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khiếm thị.
Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: 05 cuộc kiểm tra (55 tổ chức), 02 cuộc thanh tra (13 tổ chức). Kiểm tra chi trả trợ cấp ưu đãi người có công và tiền quà tết cho đối tượng trong dịp Tết Nguyên đán tại thị trấn Tân Biên, xã Mỏ Công huyện Tân Biên; Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: 01 cuộc/04 đơn vị; Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng 01 cuộc/ 01 đơn vị và triển khai tự kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng đến các đơn vị trực thuộc Sở; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản lộ thiên, sản xuất xi măng, doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em, chú trọng đối tượng là trẻ em tại cộng đồng tại Ủy ban nhân dân huyện Tân Châu, Ủy ban nhân dân xã Tân Hưng và Ủy ban nhân dân thị trấn Tân Châu; Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội: 10 doanh nghiệp. Kiểm tra thực thi Bộ luật lao động 2022 đối với 18/20 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tính từ đầu năm 2022 đến ngày 30/11/2022, tiếp nhận 58 đơn (41 khiếu nại, 06 tố cáo, 11 kiến nghị) Sở đã thực hiện việc giải quyết đơn theo đúng quy định.
Tổ chức điều tra tai nạn lao động 14 vụ làm 14 người chết, trong đó: 07 vụ tai nạn giao thông, 07 vụ tai nạn lao động. Công bố 02 vụ tai nạn làm 02 người tử vong tại 02 doanh nghiệp và đang điều tra 03 vụ tai nạn làm tử vong 03 người tại 03 doanh nghiệp.
4.2. Tổ chức, hành chính
Công tác tổ chức bộ máy: rà soát, củng cố lại tổ chức bộ máy, củng cố các đơn vị trực thuộc Sở, cụ thể: UBND tỉnh ban hành Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Công văn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện; Quyết định tổ chức lại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Tây Ninh thành Trung tâm Bảo trợ xã hội và Điều dưỡng Người có công tỉnh Tây Ninh; Quyết định Quy định chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo trợ xã hội và Điều dưỡng Người có công tỉnh Tây Ninh.
Công tác cán bộ: rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý nhiệm kỳ 2020-2025 và xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2025-2030 năm 2022; đồng thời rà soát, bổ sung quy hoạch chức danh Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ 2025-2030 năm 2022; rà soát, bổ sung quy hoạch Trưởng, Phó Trưởng phòng và tương đương nhiệm kỳ 2020 – 2025 và nhiệm kỳ 2025 – 2030 (năm 2022); điều động, bổ nhiệm, biệt phái cán bộ theo đúng quy định. Tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Sở Lao động – thương binh và Xã hội; đánh giá, xếp loại đối với phòng, đơn vị; công chức, viên chức và người lao động năm 2022. Quyết định nâng lương thường xuyên, phụ cấp đối với 32 CCVC.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng: cử 46 lượt CCVC tham gia các lớp đào tạo, bổi dưỡng. Đăng ký danh sách CCVC dự thi nâng ngạch, thăng hạng chuyên viên chính năm 2022.
Công tác thi đua khen thưởng: ban hành đầy đủ các Kế hoạch phát động phong trào thi đua do Bộ, ngành, UBND tỉnh phát động; hướng dẫn Khối thi đua các Phòng, Đơn vị; Khối thi đua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động thi đua theo Kế hoạch. Tổ chức thực hiện các hoạt động của Khối Thi đua Văn hóa – Xã hội do Sở làm Khối trưởng.
Công tác hành chính, tổng hợp: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh Tây Ninh thực hiện Đề án xây dựng và triển khai thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN đến năm 2025; Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1983/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Dự thảo Kế hoạch kinh phí phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; Lịch thăm các đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị quản lý rừng, thủy lợi, phòng chống buôn lậu và đơn vị xã hội, lực lượng trực phòng chống dịch COVID-19 nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và các văn bản có liên quan đến hoạt động đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Ban hành Quyết định về việc kiện toàn Đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở. Báo cáo kết quả triển khai, thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Đề xuất các cơ sở dữ liệu chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội lên IOC tỉnh phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh. Thực hiện chấm điểm mức độ ứng dụng CNTT năm 2022 (lần 1).
Công tác pháp chế: ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2022. Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác pháp luật giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Tư pháp năm 2022; Kế hoạch công tác tự kiểm tra, rà soát VBQPPL năm 2022; triển khai thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2022; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm để thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019 – 2023. Báo cáo về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 năm 2022; Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022.
Công tác cải cách hành chính: triển khai thực hiện quy định xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2022; thực hiện rà soát, cập nhật đầy đủ các thành phần hồ sơ theo đúng quy định. Báo cáo kết quả đánh giá giải quyết TTHC năm 2022 theo Quyết định số 800/QĐ-UBND ngày 04/4/2019 của UBND tỉnh. Trình UBND tỉnh về việc công bố, công khai quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh. Thực hiện chấm điểm CCHC năm 2022.
Công tác quản lý xây dựng cơ bản: công trình Trung tâm Điều dưỡng Người có công, công trình nâng cấp, mở rộng Trung tâm Bảo trợ xã hội, Dự án nâng cấp mở rộng Nghĩa trang liệt sĩ Châu Thành tổng hợp đã nghiệm thu đưa vào sử dụng, các công trình nâng cấp, mở rộng, sữa chữa Nghĩa trang liệt sĩ đang triển khai thực hiện theo đúng tiến độ. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật Tây Ninh do Ban Quản lý Dự án tỉnh làm chủ đầu tư, hiện đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hoàn thành việc mua sắm xe ô tô phục vụ công tác cơ quan; thanh lý máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ hư hỏng tại cơ quan.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 2023
1. Các chỉ tiêu cơ bản
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm: từ 0,1-0,15%/năm.
- Số lao động có việc làm tăng thêm: 16.000 lao động.
- Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: đạt 73% .
2. Các nhiệm vụ trọng tâm
2.1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác tuyển sinh, đào tạo năm 2023 dự kiến 12.309 chỉ tiêu, trong đó: Cao đẳng 215; Trung cấp 2.000; Sơ cấp 7.000; đào tạo nghề lao động nông thôn 95 lớp/3.094 lao động. Hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 73%.
2.2. Triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn năm 2023; Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2023-2025; Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.3. Về giải quyết việc làm: chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trên 16.000 lao động; Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, học nghề và các dịch vụ cung ứng, giới thiệu việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm; Tổ chức cập nhật thông tin thị trường lao động. Tiếp tục thực hiện các chế độ tiền lương hiện hành và triển khai kịp thời các văn bản mới của Trung ương; Thực hiện đúng, đủ, kịp thời BHTN cho người lao động. Tham mưu Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện tháng hành động vì ATVSLĐ năm 2023. Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh năm 2023.
2.4. Tham mưu UBND hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng. Tiếp tục thực hiện số hóa số hồ sơ người có công còn lại. Tiếp tục tham mưu thực hiện các nội dung theo Kết luận số 123/KL-TTr ngày 28/4/2021 của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại tỉnh Tây Ninh. Tiếp tục thực hiện công tác chăm lo người có công với cách mạng theo tinh thần Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện những chế độ, chính sách liên quan đến đối tượng theo Pháp lệnh mới.
2.5. Thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập và xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng và phương pháp giám định ADN theo quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
2.6. Tham mưu UBND tỉnh phương án chi tiết di dời Nghĩa trang liệt sĩ Thông tin - Giao bưu R vào bên trong Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 - Tây Ninh và kế hoạch trao đổi với thân nhân liệt sĩ, Bộ Thông tin và Truyền thông về phương án di dời.
2.7. Duy trì 94/94 xã, phường, thị trấn đạt 6 tiêu chuẩn xã phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công (đạt tỷ lệ 100%). Duy trì việc nâng cao mức sống cho gia đình chính sách, phấn đấu đến cuối năm 2023 không để phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng người có công.
2.8. Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở. Huy động nguồn lực cùng với ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng, sửa chữa, tôn tạo và nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ bảo đảm ổn định, lâu dài, phát huy tính giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
2.9. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023; Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023; Quyết định phê duyệt đối tượng thuộc hộ nghèo không khả năng thoát nghèo.
2.10. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Chú trọng công tác chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc người khuyết tật. Đẩy mạnh xã hội hóa về trợ giúp xã hội, đa dạng hóa các nguồn lực triển khai thực hiện trợ giúp xã hội. Triển khai hệ thống bảo vệ trẻ em một cách đồng bộ để nâng cao năng lực và hiệu quả bảo vệ trẻ em; xây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương cho trẻ em.
2.11. Triển khai Kế hoạch thưc hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025. Tham mưu ban hành kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về phòng, chống ma túy; thực hiện tháng hành động phòng chống ma túy; Ban hành Kế hoạch về thực hiện công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh; Thực hiện công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật về cai nghiện ma túy cho Đội Công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn và Cơ sở cai nghiện ma túy. Kiểm tra công tác quản lý, giáo dục học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy, công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
2.12. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phòng, ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người trong lực lượng vũ trang, học sinh các cấp và nhân dân. Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các hội thi, hội thảo, tọa đàm, tập huấn về công tác bình đẳng giới. Tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu, chương trình kế hoạch bình đẳng giới đã đề ra.
2.13. Xây dựng kế hoạch thanh tra 2023 theo định hướng của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định; ban hành Kế hoạch tiếp công dân năm 2023; Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai việc kê khai tài sản thu nhập năm 2022 và Kế hoạch phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại tố cáo theo Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2.14. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động, tiếp tục thực hiện công tác tổ chức cán bộ, thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCCVC.
2.15. Đảm bảo nguồn kinh phí Trung ương và địa phương cho các hoạt động chung của toàn ngành. Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.
Tác giả: S? lao ??ng Qu?n tr?
Ý kiến bạn đọc