Phòng Dạy nghề - Lao động việc làm và An toàn lao động

Ông Nguyễn Đức Hạnh - Trưởng Phòng Dạy nghề - Lao động việc làm và An toàn lao động

-  ĐTCQ: 0276 3811001

-  Email: hanhnd@tayninh.gov.vn

Chức năng, nhiệm vụ được phân công​:

1. Chức năng:

Tham mưu, tổng hợp giúp Ban Giám đốc trong chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, bảo hộ lao động, về lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động, đình công và bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện) trong khu vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.​

2. Nhiệm vụ:

2.1. Trình Ban Giám đốc Sở:

a) Dự thảo trình UBND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thuộc lĩnh vực được phân công;

 b) Dự thảo trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch dài hạn; dự án, đề án về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động, về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động, đình công và bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, quy hoạch mạng lưới dạy nghề, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm; chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển dạy nghề;

c) Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động, về lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động, đình công và bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện),dạy nghề, bao gồm các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng dạy nghề, tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quy chế thi, tuyển sinh, văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề  theo quy định của pháp luật.

2.2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về:

a) Về việc làm và thị trường lao động:

- Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới;

- Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân;

- Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động;

- Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển;

- Quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật, các hoạt động giao dịch việc làm và nghiệp vụ của các cơ sở giới thiệu việc làm;

- Dự báo và thông tin thị trường lao động; thu thập, quản lý và cung cấp cơ sở dữ liệu thị trường lao động;

- Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới tổ chức giới thiệu việc làm;

- Hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

- Thực hiệc các dự án và các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.

b) Về Bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động:

- Chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp;

- Hệ thống tổ chức Bảo hiểm thất nghiệp;

- Quản lý lao động trên địa bàn tỉnh, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

- Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Cấp sổ lao động, theo dõi việc quản lý và sử dụng sổ lao động.

c) Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn lao động, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Sở;

- Hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

- Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh; số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông báo cho người kết thúc hợp đồng lao động nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng lao động trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo thẩm quyền.

d) Về lĩnh vực an toàn lao động:

- Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ trên địa bàn;

- Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh;

- Hướng dẫn thực hiện các quy định về đăng ký các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Tổ chức cập nhật, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.

e) Về lao động:

- Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể;

- Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;

- Tham gia sắp xếp doanh nghiệp nhà nước; chính sách, chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp bị giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp.

f) Về Tiền lương, tiền công:

- Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước.

g) Về quan hệ lao động:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức giải quyết tranh chấp lao động và đình công (tổ chức và hoạt động của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở, hòa giải viên, . . .);

- Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật;

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình về tranh chấp lao động và đình công.

h) Về bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện):

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước, của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất) và Bảo hiểm xã hội tự nguyện (bao gồm các chế độ hưu trí và tử tuất);

- Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định điều kiện tạm dừng đóng Bảo biểm xã hội bắt buộc để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;

- Thực hiện chế độ, chính sách về Bảo hiểm xã hội theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

2.3. Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật về việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật;

2.4. Tổng kết, đánh giá các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến về tạo việc làm, giải quyết việc làm, chương trình việc làm, bảo hiểm thất nghiệp;

2.5. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về việc làm, phát triển thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động, bảo hộ lao động; vềlao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp chấp lao động, đình công và bảo hiểm xã hội;

2.6. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực Hội đồng trọng tài lao động tỉnh;

2.7. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt;

2.8. Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo thẩm quyền;

2.9. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên học nghề.

2.10. Tham mưu Ban Giám đốc sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực dạy nghề;

2.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc Sở phân công.​

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay207
  • Tháng hiện tại43,887
  • Tổng lượt truy cập3,339,420
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây