Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023

Thứ tư - 15/11/2023 08:11 127 0
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2023.

Theo đó,UBND tỉnh đã triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); các giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH; tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài và những vấn đề đột xuất phát sinh. Nhiều chính sách, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được triển khai kịp thời đã phát huy hiệu quả. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương, sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình KT-XH tỉnh đạt được một số kết quả cụ thể.

Về kinh tế: Trong 9 tháng năm 2023, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 42.651 tỷ đồng, tăng 5,35% so với cùng kỳ (KH 2023: tăng 8% trở lên). Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 19,5% - 45,2% - 30,6% (KH 2023: 18-19%; 46-47%; 29-30%).

- Nông nghiệp: Tình hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo duy trì và phát triển ổn định, tình hình sâu bệnh hại cây trồng chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Triển khai Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Tây Ninh năm 2023. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 73,5 ha (giảm 495 ha so với cùng kỳ). Ước diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 215.021 ha, đạt 87,5% so với KH, tăng 0,2% so với cùng kỳ (CK), trong đó: cây lúa: 137.507 ha, đạt 101,9% so KH và tăng 0,7% so với CK; mía: 7.175 ha, đạt 112,1% so KH và tăng 14,7% so CK; mì: 56.747 ha, đạt 93% so KH và tăng 6% so CK; bắp: 4.720 ha, đạt 92,2% so KH và tăng 3,1% so CK; đậu phộng: 2.848 ha, đạt 83,8% so KH và bằng 87,7% so CK. Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: thịt heo: 37.460 tấn, đạt 73,5% so KH, tăng 11,4% so CK; thịt bò: 2.221 tấn, đạt 29,2% so KH, tăng 3,1% so CK; thịt gia cầm các loại: 38.545 tấn, đạt 66,5% so KH, tăng 14,9% so CK. Giá sản phẩm chăn nuôi trâu, bò, heo tương đối ổn định; giá gà công nghiệp biến động cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 432 ha, đạt 74,9% so với KH, tăng 3,2% so với CK; sản lượng ước đạt 11.052 tấn, tăng 0,9% so với CK. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Triển khai công tác trồng rừng năm 2023, đã trồng được 435,16/452 ha, đạt 96,3% so với KH, chăm sóc 533,3 ha rừng trồng phòng hộ và rừng đặc dụng. Công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng và chống phá rừng được tăng cường thực hiện.

Tình hình đầu tư và chế biến:

+ Diện tích mía được đầu tư và bao tiêu niên vụ 2022-2023 là 13.422 ha, bằng so với CK (đầu tư trong tỉnh: 4.824 ha; đầu tư tại Campuchia: 8.598 ha); lượng mía đưa vào sản xuất là 892.715 tấn mía (tăng 8,0% so với CK); lượng đường sản suất là 81.793 tấn đường (tăng 11,1% so với CK); CCS bình quân 9,54 CCS; tạp chất bình quân 3,64%; tỷ lệ xơ bình quân 17,95%.

+ Uớc khối lượng củ mì đưa vào chế biến khoảng 2.716.756 tấn, tăng 1,2% so với CK, sản xuất được 679.189 tấn bột (trong đó sản xuất công nghiệp là 2.309.243 tấn củ, với 577.310 tấn bột; cơ sở vừa và nhỏ là 407.513 tấn củ, với 101.879 tấn bột); giá thu mua củ mì tươi dao động từ 3.300-3.600 đồng/kg (30 chữ bột) tùy khu vực và thời điểm.

Công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2022, theo đó công nhận: 06 xã đạt chuẩn NTM năm 2022, 09 xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022.

Công nghiệp: sản xuất công nghiệp tiếp tục có tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 7,6% so với CK. Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,9%; Nhóm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,9%; Nhóm ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 1,4%. Riêng nhóm ngành khai khoáng giảm 25,6%. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh có sản lượng tăng như: Đường các loại (+66,9%); Clanke Poolan (+15,4%); Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại không thể tái chế (+18,2%). Các sản phẩm khác ổn định và sản lượng sản xuất tương đương CK. Tính đến 31/8/2023, ngành điện đã cung cấp 3.706,89 triệu kWh điện, đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, bán sang Campuchia 107,77 triệu kWh điện và tiết kiệm được 99,28 triệu kWh điện. Tỷ lệ số hộ dân có điện sử dụng đạt 99,97%; tỷ lệ số hộ dân ở nông thôn có điện đạt 99,94%.

Thương mại, dịch vụ và du lịch: kim ngạch xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD, đạt 61,8% so với KH, giảm 13,4% so với CK, trong đó: Khu vực nhà nước giảm 40,7%, khu vực ngoài Nhà nước giảm 16,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 13,2%Các nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực đều giảm sâu so với CK như: Giày dép (-27,7%), vải (-25,5%), phương tiện vận tải và phụ tùng (-12,5%), máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng (-12,0%), hàng dệt may (-8,7%),... Kim ngạch nhập khẩu đạt 3,7 tỷ USD, đạt 60,7% so với KH, giảm 16,7% so với CK. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ ước đạt 80.079 tỷ đồng, tăng 11,4% so với CK; trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa ước thực hiện 63.017 tỷ đồng, tăng 11,2% so CK. Công tác kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa được tăng cường thực hiện, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý 867 vụ vi phạm với 828 đối tượng, tang vật vi phạm trị giá khoảng 16,3 tỷ đồng (hàng hóa vi phạm gồm pháo nổ, thuốc lá điếu, đường cát, quần áo, vải). Đã xử lý hành chính 795 vụ, thu ngân sách 41,7 tỷ đồng, hàng hóa tịch thu chưa thanh lý ước khoảng 5,3 tỷ đồng. Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến, từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu của du lịch Tây Ninh với trọng tâm là Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, lan tỏa đến các điểm du lịch lân cận. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.765 tỷ đồng, đạt 98,1% so KH, tăng 49,7% so CK; với 4,22 triệu lượt khách tham quan tại các khu, điểm du lịch, đạt 84,4% so KH, tăng 9,3% so CK.

Đầu tư phát triển: tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 28.942 tỷ đồng, đạt 68,5% so với KH, tăng 9,4% so với CK. Bao gồm: khu vực dân doanh tăng 13,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,9%, khu vực nhà nước giảm 1,4% so với CK. Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước đạt 64.000 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm (CK tăng 17,2%) và tăng 2% so với CK; trong đó vốn huy động trên 12 tháng ước đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 1,1% so đầu năm và chiếm 9,5% tổng nguồn vốn huy động. Với nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh kết hợp triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho khách hàng, dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng dư nợ cho vay ước đạt 94.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm và tăng 12,3% so với CK. Mặc dù lãi suất cho vay giảm, tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn nên nợ xấu có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ xấu 0,9% tổng dư nợ. Đối với vốn đầu tư công chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nguồn NSTW hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm là 130 tỷ đồng để thực hiện 03 dự án thuộc lĩnh vực Y tế. Đến nay, tỉnh đã giao chi tiết kế hoạch vốn cho 03 dự án là 119 tỷ đồng, số vốn còn lại là 11 tỷ đồng không có khả năng giải ngân trong năm được điều chuyển sang dự án Đường liên tuyến kết nối vùng N8-787B-789 (theo tinh thần Nghị quyết số 93/2023/QH15 ngày 22/6/2023 của Quốc hội). Ước giải ngân đến 30/9/2023: 21,471/119 tỷ đồng, đạt 18%KH.

Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp: Thu hút vốn đầu tư trong nước ước đạt 12.264 tỷ đồng, trong đó: cấp mới 22 dự án với tổng vốn đăng ký 9.743 tỷ đồng, có 02 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và đang thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư; 14 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với vốn tăng 2.651 tỷ đồng; 02 lượt dự án giảm vốn với số vốn giảm 130 tỷ đồng; 01 dự án nước ngoài chuyển thành dự án trong nước với vốn đăng ký là 22,8 tỷ đồng; 05 dự án chấm dứt hoạt động với vốn đăng ký 302 tỷ đồng. Lũy kế, trên địa bàn tỉnh có 697 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với vốn đăng ký là 130.386 tỷ đồng; trong đó: 410 dự án đi vào hoạt động với số vốn 73.931 tỷ đồng, 92 dự án đang triển khai xây dựng với số vốn 13.192 tỷ đồng, 167 dự án chưa xây dựng với số vốn 41.978 tỷ đồng, 23 dự án dừng hoạt động với số vốn 1.285 tỷ đồng, 05 dự án đang lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 653 triệu USD, tăng 93,3% so với CK, trong đó: cấp mới cho 23 dự án với vốn đầu tư 211 triệu USD; 29 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với vốn tăng 444 triệu USD; 02 lượt dự án điều chỉnh giảm vốn với vốn giảm 2,4 triệu USD; 01 dự án nước ngoài chuyển thành dự án trong nước với vốn đăng ký 01 triệu USD; 09 dự án chấm dứt hoạt động với vốn đăng ký 31 triệu USD. Lũy kế, trên địa bàn tỉnh có 364 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký: 9.635 triệu USD. Trong đó: 247 dự án đang hoạt động với số vốn 7.769 triệu USD; 37 dự án đang xây dựng với số vốn 670 triệu USD; 69 dự án chưa triển khai với số vốn 1.162 triệu USD; 11 dự án dừng hoạt động với số vốn 34 triệu USD; vốn thực hiện lũy kế chiếm khoảng 50% tổng vốn đăng ký.

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 9 tháng chuyển biến tích cực. Tốc độ phát triển GRDP của quý sau cao hơn quý trước (So cùng kỳ năm 2022: Quý I tăng 2,8%, 6 tháng tăng 4,3%, riêng Quý III tăng 7,2%), GRDP 9 tháng đạt 5,35%, xếp thứ 2 so với các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đông Nam bộ, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (GDP cả nước: 4,24%). Sản xuất công nghiệp đang trên đà phục hồi tăng trưởng với chỉ số công nghiệp tăng khá cao, quý III/2023 tăng 14,8% so CK (Quý I giảm 0,16%; Quý II tăng 8,4%). Du lịch Tây Ninh đã đạt được những kết quả đáng kể, lượng khách tham quan khu điểm du lịch đạt 4,22 triệu lượt, với tổng doanh thu đạt gần 1.765 tỷ đồng. Các tiềm năng, lợi thế của du lịch Tây Ninh dần được "đánh thức", ngành du lịch đã thực hiện tốt việc khai thác, phát triển những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch hiện có. Một số khu, điểm du lịch đã được đầu tư nâng cấp, các sản phẩm, dịch vụ du lịch được cải thiện về số lượng và chất lượng, lượng khách du lịch đến tham quan tại các khu, điểm du lịch ngày càng nhiều, tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá, lương thực, thực phẩm, đặc sản và hàng thủ công mỹ nghệ sẵn có trên địa bàn. Hoạt động thương mại - dịch vụ diễn ra sôi nổi, sức tiêu thụ trên thị trường tăng. Thu hút đầu tư nước ngoài trên đà phục hồi. Các đơn vị sử dụng vốn đầu tư công đã nỗ lực trong công tác triển khai và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Theo số liệu công khai về tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2023 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương được công bố tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tỷ lệ giải ngân của tỉnh Tây Ninh xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố. Các chế độ, chính sách về an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đảm bảo góp phần an sinh xã hội. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo, không để xảy ra điểm nóng trên khu vực biên giới. Công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thiết thực vào thúc đẩy hợp tác.

Tác giả: S? lao ??ng Qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,004
  • Tháng hiện tại2,460
  • Tổng lượt truy cập3,833,713
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây