Hướng dẫn chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo khoản 21 Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ sáu - 17/12/2021 04:00 825 0
Hướng dẫn số 4685/HD-SLĐTBXH ngày 16/12/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo khoản 21 Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;

Căn cứ Khoản 21 Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

 Để thống nhất triển khai thực hiện Quyết định số 3450/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định hỗ trợ các đối tượng theo khoản 21 Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn đối tượng, thủ tục hỗ trợ như sau:

I. Nguyên tắc hỗ trợ

    - Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

    - Không hỗ trợ các đối tượng có tên trong danh sách đã phê duyệt hoặc đã chi hỗ trợ theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND và Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh.

    - Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Hộ kinh doanh được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 mục II của Nghị quyết số 68/NQ-CP) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

II. Đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ, trình tự thủ tục hỗ trợ

  1. Đối tượng

Đối tượng hỗ trợ gồm Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh (gọi tắt là hộ kinh doanh có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doantheo quy định tại khoản 21 Điều 1 Quyết định 33/2021/QĐ-TTg), cụ thể:

          a) Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: là những hộ tự làm có tính chất sản xuất hàng hóa thuộc tất cả ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, gồm:

          - Tất cả các công việc, lĩnh vực về trồng trọt sản xuất ra sản phẩm về: lúa, ngô, khoai, cây công nghiệp, cây đăc sản, rau củ quả, … đem bán trên thị trường;

          - Tất cả các công việc, lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm về chăn nuôi các loại đem bán trên thị trường;

          - Đánh bắt cá, cua, ốc, cào cào, … đem bán trên thị trường;

          - Công việc khác trong lĩnh vực nông nghiệp: thú y, phối giống trong chăn nuôi; khai thác cây lấy củi, cây thuốc nam, …đem bán trên thị trường; mua bán trâu, bò, gia xúc, gia cầm ….

b) Người buôn chuyến là người mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.

c) Người kinh doanh lưu động là người kinh doanh, mua bán không có địa điểm cố định.

d) Người kinh doanh thời vụ là người kinh doanh, buôn bán theo thời vụ.

          đ) Người bán hàng rong (buôn bán dạo) là người mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.

          e) Người bán quà vặt là người mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định và người bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.

          g) Người làm dịch vụ là người làm các công việc: đánh giày, chữa khóa, sửa xe đạp, sửa xe đạp điện, sửa xe mô tô, sửa đồng hồ, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

2. Điều kiện hỗ trợ:

Hộ kinh doanh đảm bảo đủ 3 điều kiện sau đây thì được hỗ trợ:

- Có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm: cơ sở tính là mức doanh thu bình quân của hộ gia đình trong năm 2020, trên cơ sở tự cam kết của người kê khai;

- Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc phải áp dụng biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động theo Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;

- Chưa có tên trong danh sách phê duyệt kinh phí hỗ trợ theo chính sách lao động tự do (Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND và Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND do UBND tỉnh Tây Ninh ban hành).

3. Mức hỗ trợ

Hỗ trợ 01 lần với mức 3.000.000 đồng/hộ. 

          4. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

Chủ hộ kinh doanh gửi đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 11a kèm theo Hướng dẫn này đến UBND cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh; Hộ kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định thì gửi hồ sơ đến UBND cấp xã nơi chủ hộ kinh doanh cư trú hợp pháp. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.

Chủ hộ kinh doanh có nơi cư trú hợp pháp thuộc các xã, phường, thị trấn khác với xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm kinh doanh phải cam kết không lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ tại nơi cư trú hợp pháp theo Mẫu số 11b kèm theo Hướng dẫn này.

- Trong 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nội dung như sau:

+ Tổ chức rà soát và lập danh sách người chủ hộ kinh doanh đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội;

+ Công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc;

+ Tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).

      - Trong 02 ngày làm việc, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, tổng hợp trình UBND cấp huyện.

            - Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

       - Căn cứ Quyết định phê duyệt, UBND cấp xã chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc.

e) Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ: UBND cấp xã

g) Cơ quan phê duyệt: UBND cấp huyện.

Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, điện thoại: 0276.3824712/ 0276.3829363 để được trao đổi thống nhất./.


Toàn văn Hướng dẫn số 4685/HD-SLĐTBXH ngày 16/12/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội(CKS) Hướng dẫn hồ sơ hỗ trợ hộ kinh doanh không phải đăng ký KD_Signed.pdf

Tải Mẫu số 11aMẫu số 11a.docx

Tải Mẫu số 11bMẪU 11b.docx


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay542
  • Tháng hiện tại21,197
  • Tổng lượt truy cập3,852,450
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây