Lễ trao bằng Tổ quốc ghi công

Thứ sáu - 05/01/2018 16:05 1.946 0
Sáng 26/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ trao bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân 672 liệt sĩ năm 2017. Tới dự và phát biểu Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cùng toàn thể lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.

ncc1.jpg

Toàn cảnh buổi Lễ

Báo cáo về công tác giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công với cách mạng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH đã ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH về quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công với mục tiêu hết năm 2017 căn bản giải quyết xong hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công (liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh) tại các tỉnh, thành phố và trong cơ quan quân đội, công an. Tính đến ngày 31/12/2017, Bộ LĐ-TBXH đã trình Thủ tướng Chính phủ cấp, đổi trên 50.000 bằng Tổ quốc ghi công; các địa phương, ngành, công an, quân đội đã xác nhận 2500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; đặc biệt đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xác nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với với 1.250 liệt sĩ, trong đó, dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 498 thân nhân, gia đình liệt sĩ và đợt này tổ chức trao 672 Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân, gia đình liệt sĩ.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ

"Trong số các liệt sĩ được công nhận hôm nay, chúng tôi rất cảm động và day dứt bởi có đến 148 trường hợp hy sinh cách đây trên 70 năm (có trường hợp 86 năm). Như cụ Phan Văn Viễn, sinh năm 1895 tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hy sinh năm 1948 trên đường đi họp theo giấy triệu tập của ủy ban kháng chiến xã bị giặc pháp phục kích bắt giam và tra khảo, do không khai báo nên địch bắn chết; Cụ Nguyễn Văn Sớm, sinh năm 1900, quê xã Chánh Hội, xã Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, là cán bộ tuyên truyền xã hy sinh năm 1931 trong khi làm nhiệm vụ công tác tuyên truyền về Đảng bị địch phát hiện bắt giam tại nhà tù Côn Đảo và bị tra tấn đến chết trong tù…"

Cũng tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay, cả nước đã xác nhận trên 9 triệu người có công với cách mạng (trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, 127.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 800.000 thương binh, bệnh binh, 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, 312.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học và hàng triệu người có công giúp đỡ cách mạng).

Năm 2017, kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, là một sự kiện quan trọng của đất nước, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Bên cạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa diễn ra trong khắp cả nước, một nội dung quan trọng là các cấp, ngành, địa phương với tinh thần quyết tâm cao, tập trung rà soát, xác nhận hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng trong thời gian qua, để kịp thời ghi nhận và tôn vinh những người đã cống hiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc.


Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi Lễ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nhấn mạnh, để có được kết quả như trên, là sự cố gắng, tập trung rất lớn của toàn thể các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò rất quan trọng của các tổ chức chính quyền địa phương cơ sở, các chứng nhân lịch sử, các bậc lão thành cách mạng, những người đồng chí, đồng đội của người có công với cách mạng đã hết sức nỗ lực trong việc tìm kiếm, chắt lọc những chứng cứ dù là nhỏ nhất, những thông tin ít ỏi nhưng vô cùng quý báu để từ đó hình thành lên những cơ sở nhất định trong việc họp, bàn để xem xét, xác nhận đối tượng người có công với cách mạng.

Đó là những hồ sơ tồn đọng từ khá nhiều năm, tư liệu, nhân chứng lịch sử không đầy đủ hoặc không còn nên các địa phương đã phải bằng mọi cách tích cực nhất, khai thác tối đa các nguồn thông tin từ nhiều kênh khác nhau. Nhiều nơi đã phải thu thập thông tin từ hồ sơ để lại của các nhà tù của địch trước đây hoặc từ những tài liệu, sổ sách, những quyển nhật ký và mọi giấy tờ có liên quan; có nơi như: Long An, Vĩnh Long, An Giang, Hải Phòng, Bắc Ninh... phải tổ chức họp hoặc đến tận nhà xin ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh qua các thời kỳ. Có trường hợp để công nhận liệt sĩ hôm nay, tổ chức và địa phương đã phải xác minh tại nhiều quân khu, đơn vị và địa phương,...; những hồ sơ còn có những điểm chưa rõ hoặc thiếu cơ sở vững chắc đều được tổ chức xác minh làm rõ và kết luận....

Là một trong số những thân nhân có mặt tại buổi lễ trao bằng Tổ quốc ghi công, ông Phan Văn Suyền (cháu nội liệt sĩ Phan Văn Viễn) ở phường An Đôn, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị xúc động cho biết: "Được sự quan tâm của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH, các cấp, các ngành của tỉnh, huyện và phường đã tổ chức họp, xác minh và lấy ý kiến nhân dân về trường hợp hy sinh của ông nội tôi để đề nghị nhà nước công nhận liệt sĩ. Khi được thông báo ông nội tôi được Nhà nước công nhận suy tôn liệt sĩ, cả gia đình tôi đã rất vui mừng, phấn khởi, bao khắc khoải chờ mong nay được an lòng. Sự hy sinh của ông nội tôi cho cách mạng, cho Tổ quốc đã được Nhà nước ghi nhận, vinh danh. Bằng "Tổ quốc ghi công" của ông nội tôi đối với gia đình, dòng họ là một tài sản tinh thần quý báu, vô giá".  

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, suốt 70 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thường xuyên chăm lo đến công tác thương binh, liệt sĩ và người có công, hệ thống chính sách về người có công được ban hành, sửa đổi, bổ sung thường xuyên cả về đối tượng và chính sách thụ hưởng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được bảo đảm thực hiện đồng bộ. Nhà nước ta luôn quan tâm, dành nguồn lực thỏa đáng, các địa phương tích cực triển khai thực hiện đúng đối tượng, đầy đủ chính sách và kịp thời về thời gian, được xã hội đánh giá cao.

"Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc và thân ái gửi tới các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ và những người có công với nước lời thăm hỏi ân cần và lòng biết ơn sâu sắc nhất".

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết thêm, trong dịp 70 năm kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngành LĐ-TB&XH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc tham mưu với Đảng, Nhà nước về triển khai công tác xác nhận hồ sơ người có công còn tồn đọng tại các địa phương trong cả nước và đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, sáng tạo của Bộ LĐ-TBXH và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác xác nhận tồn đọng sau chiến tranh.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ mong muốn, mỗi người, mỗi ngành hãy làm tốt hơn nữa công tác này, coi đó là tình cảm, là vinh dự và trách nhiệm của chúng ta để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một số hình ảnh tại buổi Lễ:







(Nguồn: www.molisa.gov.vn)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay3,419
  • Tháng hiện tại49,953
  • Tổng lượt truy cập3,812,416
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây