Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2012 – 2013

Chủ nhật - 02/09/2012 03:40 793 0
Nhằm đánh giá kết quả công tác phối hợp giai đoạn 2010 – 2011 và đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp hiệu quả giữa hai cơ quan, ngày 29/8/2012, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp công tác năm 2010 – 2011, đồng thời ký kết Chương trình Phối hợp công tác giai đoạn 2012 – 2013. Chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Phạm Thị Hải Chuyền; ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tham dự Hội nghị còn có Thứ trưởng Phạm Minh Huân, ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo các đơn vị thuộc 2 cơ quan.

 

 Chương trình phối hợp công tác giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2010 - 2011 nhìn chung đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đi vào chiều sâu, mở rộng trên nhiều lĩnh vực, có nhiều nội dung mới sát với tình hình thực tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, sự ổn định và phát triển chung của đất nước. Đó là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lao động việc làm, các chính sách về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…Đặc biệt, trong việc xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) hai cơ quan đã phối hợp chặt chẽ đảm bảo sự đồng bộ giữa hai đạo Luật,… Bên cạnh đó, hai bên cũng đánh giá một số hoạt động phối hợp cụ thể trong các lĩnh vực như thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Việc làm; Dạy nghề, An toàn vệ sinh lao động, Bảo trợ xã hội, Phòng chống tệ nạn xã hội… 

     Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, hai bên cũng thẳng thắn đánh giá chương trình phối hợp vẫn còn một vài hạn chế như: Việc phối hợp kiểm tra liên ngành về tình hình chấp hành pháp luật lao động và công đoàn chưa được thực hiện ở cấp Trung ương; bộ máy quản lý nhà nước về lao động, biên chế cán bộ công đoàn ở cấp huyện chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; một số văn bản hướng dẫn luật còn chưa kịp thời, khó thực hiện, các chế tài chưa đủ mạnh. Việc trao đổi thông tin giữa hai cơ quan chưa được thực hiện thường xuyên, một số nội dung trong chương trình phối hợp hiệu quả chưa cao, ở một số nơi sự phối hợp còn mang tính hình thức,… 
    Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá cao sự phối hợp của hai cơ quan trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh: Trong thời tới, hai bên cần tăng cường tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các cơ sở, địa phương, các KCN, các vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo sự thực thi nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện những sai phạm, những vấn đề mới phát sinh để xử lý và điều chỉnh, phục vụ công tác hoạch định chính sách ở hai cơ quan. Trong đó, ưu tiên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, BHXH, lao động tiền lương, việc làm, trợ cấp mất việc…

 

Ký kết chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan 

 

 

 Phát huy những thành tích đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hai bên  cùng thống nhất xây dựng Chương trình Phối hợp công tác năm 2012-2013 trên một số lĩnh vực sau: 

 

    - Phối hợp xây dựng chính sách, pháp luật: Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và hướng dẫn hệ thống pháp luật lao động, người có công, Luật Công đoàn, hệ thống pháp luật về quan hệ lao động, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chính sách tiền lương; phối hợp trong việc rà soát, đề xuất xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong giai đoạn phát triển mới” theo Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động… 
     - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giao, các chương trình quốc gia, các đề án, dự án… 
      - Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nhằm duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động: Chỉ đạo Liên đoàn Lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp khó khăn để nắm chắc tình hình việc làm của người lao động, từ đó có biện pháp hỗ trợ thích hợp; tăng cường việc thông tin, đối ngoại, thương lượng tại nơi làm việc giữa người lao động với công đoàn và người sử dụng lao động. Tham gia đề xuất với Chính phủ các giải pháp nhằm giải quyết thực trạng thiếu lao động tại nhiều doanh nghiệp, nhất là vùng kinh tế trọng điểm.

      - Phối hợp triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công: Đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”,…
      - Nghiên cứu, dự báo và đào tạo nghề cho người lao động, gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp, tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động.
      - Phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật tại doanh nghiệp: Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn tại các doanh nghiệp để kịp thời giải quyết vướng mắc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công tự phát tại các doanh nghiệp,… 
     - Phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế: Tham gia các Hội nghị, hội thảo quốc tế; thực hiện các dự án và hoạt động của ILO về an toàn vệ sinh lao động;… 
       - Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn tới. 

Theo www.molisa.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay954
  • Tháng hiện tại42,485
  • Tổng lượt truy cập3,873,738
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây