Thứ trưởng Lê Văn Thanh: "Tiền hỗ trợ cần sớm đến tay người dân ở Tây Ninh"

Thứ sáu - 29/10/2021 16:00 815 0
Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị Tây Ninh đẩy nhanh các gói hỗ trợ còn triển khai chậm, để tiền hỗ trợ sớm đến tay người dân. Tỉnh cần kết nối với TPHCM để giải quyết việc làm cho lao động mất việc.

Ngày 28/10, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Tây Ninh để kiểm tra, đôn đốc công tác đảm bảo an sinh theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, Nghị quyết 116/NQ-CP.

Thông tin với đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng cho biết, 98% địa bàn trong tỉnh đang trong nhóm cấp độ 1, 2 và 2% cấp độ 3, 4. Hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ đã trở lại hoạt động trong điều kiện bình thường mới.

Từ khi phát sinh dịch đến ngày 26/10, tỉnh ghi nhận 11.087 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, trong đó số ca đang điều trị là 1.500, đã điều trị khỏi là 9.435 ca; tử vong là 152 trường hợp.

Hơn 850.000 người trên 18 tuổi đã được tiêm vaccine mũi 1 (đạt 90%), 360.000 người tiêm mũi 2 (đạt 38%).

Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Tiền hỗ trợ cần sớm đến tay người dân ở Tây Ninh - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng.

Báo cáo về công tác triển khai chính sách hỗ trợ, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Tây Ninh Trương Thị Phương Thảo, cho rằng tỉnh đã triển khai đồng bộ. Tuy nhiên trong khi thực hiện đôi khi còn chi trả chậm, chưa chặt chẽ, nhưng đã sớm khắc phục. Dự kiến đến 15/11, các gói hỗ trợ trên địa bàn sẽ cơ bản được thực hiện. 

Công tác xét duyệt hồ sơ chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động cho người lao động và doanh nghiệp còn một số vướng mắc, do quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP về điều kiện hỗ trợ: "Phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19".

Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Tiền hỗ trợ cần sớm đến tay người dân ở Tây Ninh - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Tây Ninh Trương Thị Phương Thảo cho rằng việc chi hỗ trợ người dân ở Tây Ninh dù gặp một số khó khăn nhưng đã kịp thời khắc phục. 

Tuy vậy, thực tế tỉnh Tây Ninh thực hiện Chỉ thị số 16 từ ngày 18/7, đa số doanh nghiệp, hộ kinh doanh không đảm bảo yêu cầu "3 tại chỗ" phải tạm dừng sản xuất, nhưng chưa được xem là có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nên công tác xét duyệt hồ sơ không đủ điều kiện để được phê duyệt.

Hơn 100.000 lao động mất việc, ngưng việc

Thông tin thêm về vấn đề lao động việc làm, bà Trương Thị Phương Thảo cho biết, toàn tỉnh có hơn 117.000 lao động đang làm việc, 94.000 người tạm ngưng việc, 12.500 lao động chấm dứt hợp đồng.

Tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng cao, khả năng tìm việc làm tại tỉnh gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu tuyển dụng không lớn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 75 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khoảng 4.000 lao động, chủ yếu ở ngành nông, lâm, thủy sản.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh_xuân hinh.jpeg

Nhấn để phóng to ảnh

Thứ trưởng kiến nghị Tây Ninh cần tập trung đẩy mạnh, linh hoạt chi hỗ trợ cho người dân. 

Sau khi nghe báo cáo từ UBND tỉnh Tây Ninh và ý kiến từ các Sở, ngành, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đánh giá địa phương đã cơ bản đảm bảo an sinh cho người dân. Một số chính sách hỗ trợ có tỷ lệ cao như: Chính sách hỗ trợ trẻ em, người tham gia phòng chống dịch, người bán vé số, lao động tự do, hỗ trợ gạo.

Tỉnh cần đánh giá lại nguyên nhân tại sao còn một số chính sách triển khai chậm, hạn chế để khắc phục trong thời gian sớm nhất; tiếp tục rà soát thật kỹ các nhóm hỗ trợ để hỗ trợ kịp thời vì nhiều người dân còn khó khăn sau giãn cách; áp dụng công nghệ thông tin để việc rà soát nhanh hơn, chính xác hơn.

"Cần triển khai nhanh hơn nữa Nghị quyết 116 của Chính phủ để hỗ trợ tiền sớm đến tay người dân. Đây là gói hỗ trợ chưa có tiền lệ, tiền đến tay người dân càng sớm, người dân càng phấn khởi", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Về vấn đề hỗ trợ việc làm cho người lao động, Thứ trưởng nhấn mạnh, tỉnh cần tìm mọi cách để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trở lại, người lao động làm việc trở lại. Đẩy mạnh tiêm vaccine, cơ sở y tế để hỗ trợ cho người lao động, để khi xảy ra những ca nhiễm Covid-19, có hướng xử lý nhanh. Đặc biệt, phải có kết nối cung cầu chặt chẽ giữa các tỉnh, thành để giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân".

Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Tiền hỗ trợ cần sớm đến tay người dân ở Tây Ninh - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Thứ trưởng nhấn mạnh, tỉnh cần tìm mọi cách để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trở lại, người lao động làm việc trở lại.

Tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Thắng - Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TPHCM nhận định, Tây Ninh trong thời gian qua đã thực hiện đồng bộ các chính sách đảm bảo an sinh cho người dân, người lao động. Tuy nhiên, tổng các chính sách thực hiện còn đạt thấp so với các tỉnh phía Nam.

Theo rà soát nhu cầu, số đối tượng cần hỗ trợ khá lớn, nhưng tỷ lệ được phê duyệt và nhận hỗ trợ đạt thấp trên tổng số có nhu cầu. Do vậy, tỉnh cần có phản hồi sớm đối với số chưa được phê duyệt, trong đó nêu rõ lý do để người dân có thông tin, tránh việc phải chờ đợi gây bức xúc.

Đối với số đối tượng đã được phê duyệt, đề nghị tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền khẩn trương chi hỗ trợ cho số trên 7.300 đối tượng là lao động không có giao kết hợp đồng lao động đã được phê duyệt.

Ông Thắng cho rằng, Tây Ninh là địa phương cung ứng lao động có thể không gặp phải tình trạng thiếu hụt lao động lớn. Tuy vậy, số lượng trên 16.000 lao động từ các tỉnh, thành về Tây Ninh tránh dịch cần phải được hỗ trợ sớm về việc làm và an sinh.

Tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kết nối với các Trung tâm dịch vụ việc làm ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai để kết nối, giải quyết việc làm trên cơ sở đồng bộ các chính sách thu hút lao động quay trở lại thị trường lao động, giúp họ sớm ổn định cuộc sống.

Giải ngân 150 tỷ đồng hỗ trợ 65.000 người lao động theo NQ 116

Đến ngày 28/10, Tây Ninh đã giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp cho 180.000 người lao động với số tiền gần 60 tỷ đồng. Thực hiện giảm đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với 774 người lao động với số tiền gần 1 tỷ đồng.

Chi trả 361/13.000 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương với số tiền 1,3 tỷ đồng (đạt 3% trên tổng số đã duyệt); dự kiến có khoảng 157.000 người sẽ được nhận hỗ trợ...

Dự kiến thực hiện cho vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương khôi phục sản xuất cho 4.512 người với số tiền 16 tỷ đồng. Đến nay đã thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của 112 người với số tiền 1,1 tỷ đồng.

Đã chi hỗ trợ hơn 91.000 người lao động tự do, lao động đặc thù với số tiền 136 tỷ đồng (đạt 93%).

Dự kiến giảm đóng vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116/NQ-CP đối với 1.900 đơn vị với số tiền 84 tỷ đồng; đã hỗ trợ tiền mặt cho 65.000 người lao động với số tiền gần 150 tỷ đồng.

(Nguồn: dantri.com.vn)



  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay2,594
  • Tháng hiện tại49,128
  • Tổng lượt truy cập3,811,591
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây