Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa dự Hội nghị lấy ý kiến về Dự án Luật Việc làm khu vực phía Nam

Thứ hai - 06/08/2012 04:25 793 0
Ngày 3/8, tại TPHCM, Ủy Ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị khu vực phía Nam lấy ý kiến về Dự án Luật Việc Làm. Tham dự có ông Bùi Sĩ Lợi – Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội, ông Nguyễn Thanh Hòa – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cùng đại biểu của các ban, ngành liên quan tại khu vực phía Nam.

  

 

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Bùi Sĩ Lợi – Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm là điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới việc làm bao gồm 7 nội dung chính là phát triển việc làm, thông tin thị trường lao động, quản lý lực lượng lao động, phát triển kỹ năng nghề, dịch vụ việc làm, tuyển, đăng ký sử dụng lao động và bảo hiểm việc làm. Trong đó, có ba nội dung hết sức quan trọng là phát triển việc làm, phát triển kỹ năng nghề và bảo hiểm việc làm. Do đó, các đại biểu cần nghiên cứu kỹ để đưa ra những ý kiến mang tính sát thực đóng góp cho ban soạn thảo tiếp tục điều chỉnh để Luật được hoàn chỉnh hơn. 

 

Góp ý cho dự luật, đại biểu Trịnh Văn Huy – Phó Trưởng ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước cho rằng: Khái niệm việc làm – làm việc – lao động cần phải được giải thích từ ngữ thật rõ ràng và có tính thống nhất trong luật. Tại điều 5 trong dự luật cũng nên quy định về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng lao động yếu thế trong xã hội để khuyến khích họ vươn lên ổn định cuộc sống. Tại điều 18, đề nghị bổ sung thêm việc hỗ trợ của Nhà nước về khoa học công nghệ cao, vốn vay, kỹ năng nghề… cho người lao động để họ tự tạo việc làm. Ngoài ra luật cũng nên bỏ chương về bảo hiểm việc làm mà chuyển thành điều vì hiện nay đã có luật BHTN, Luật BHXH... 

 

 

Đại biểu Nguyễn Tầm Dương – Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương đề nghị: Trong chương quản lý lực lượng lao động cần nghiên cứu bãi bỏ quy định về sổ lao động thay thế bằng mã số hoặc thẻ lao động. Việc làm đó sẽ có tác dụng quản lý người lao động chặt chẽ hơn. Đồng thời cũng giúp cho người lao động khi đi xin việc không cần phải mang theo hồ sơ mà chỉ cần có thẻ lao động với đầy đủ thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin chính xác về họ. Bên cạnh đó, cần phải làm rõ trách nhiệm của địa phương có người lao động đi làm việc ở địa phương khác. Bởi vì, thời gian qua, có tình trạng địa phương tuyển nhiều lao động  ở nơi khác đến phải xử lý rất nhiều vấn đề phát sinh về lực lượng lao động này trong khi địa phương trực tiếp quản lý họ lại chưa thực sự vào cuộc.

Qua ý kiến của nhiều đại biểu, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa chia sẻ: “Để xây dựng luật việc làm, chúng tôi đã có một quá trình tổng kết tình hình trong nước cũng như tham khảo một số mô hình của nước ngoài. Luật việc làm phải đạt tiêu chí là phù hợp với Việt Nam nhưng cũng không hoàn toàn mang màu sắc của nước khác. Đây là dự thảo lần thứ 4 nên nhiều vấn đề các đại biểu nêu ra chúng tôi sẽ tiếp thu để chỉnh sửa cho phù hợp và sớm trình lên Quốc hội”.
 

 

Theo www.molisa.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay7
  • Tháng hiện tại40,594
  • Tổng lượt truy cập3,930,892
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây