Công tác Xã hội năm 2022

Thứ sáu - 30/12/2022 09:29 368 0

3. Lĩnh vực xã hội

3.1. Thực hiện công tác giảm nghèo

Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ không khả năng thoát nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ năm 2021; Quyết định phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022.

Trình HĐND tỉnh thông qua 02 Nghị quyết vào kỳ họp cuối năm 2022, gồm:

- Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chuẩn hộ nghèo tỉnh và chính sách hỗ trợ hộ nghèo đa chiều, hộ nghèo tỉnh, hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2025.

Theo báo cáo sơ bộ của các huyện, thị xã, thành phố về kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022, tỷ lệ giảm hộ nghèo đa chiều (hộ nghèo, hộ cận nghèo) năm 2022 đạt 0,65%, đạt vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao theo Quyết định số 653/QĐ-TTg (giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ 0,1-0,15%) và đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2022, giao tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 0,5-0,7%.

Phân bổ 825.480 kg gạo cho 55.032 người dân nghèo, khó khăn từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho nhân dân thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022: đã hỗ trợ 5.800 hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí 4.525 triệu đồng.

Về hỗ trợ nhà ở: Ủy ban MTTQ VN tỉnh phối hợp với các địa phương xây tặng và bàn giao 186 căn nhà đại đoàn kết với kinh phí xây dựng là 11.000 triệu đồng cho hộ nghèo.

Trao, tặng quà cho 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng BTXH có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bến Cầu và Châu Thành.

Về cấp thẻ BHYT: người thuộc hộ cận nghèo, nghèo tỉnh và người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm: 9.901 thẻ (phát sinh tăng 984 thẻ, giảm 36 thẻ).

3.2. Về bảo trợ xã hội, trẻ em

Tổ chức 9 lớp tập huấn xác định mức độ khuyết tật cho Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và 02 lớp tập huấn về chính sách trợ giúp xã hội cho cán bộ làm công tác Lao động, Thương binh và Xã hội các cấp. Tổ chức Đoàn kiểm tra việc chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Phối hợp với Báo Tây Ninh đăng 06 phụ trương và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã phát sóng 14 kỳ chuyên mục “Vì người khuyết tật”, “Người cao tuổi”, “Người tâm thần”, “Chương trình phát triển công tác xã hội”, trị giá 416 triệu đồng.

Nhân dịp tết Nguyên đán Nhâm dần 2022: thực hiện công tác chúc thọ mừng thọ cho công dân tròn 100 tuổi và trên 100 tuổi nhân dịp Tết Nguyên đán. Tổ chức thăm hỏi 21 người bệnh tâm thần tỉnh Tây Ninh đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội Long An Và Trung tâm Công tác xã hội Tiền Giang với kinh phí 20.500.000 đồng. Tổ chức thăm hỏi 10 cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh với kinh phí 60.000.000 đồng.

Công tác chi trả trợ cấp xã hội: thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp thường xuyên, trong năm đã chi trả trợ cấp xã hội 36.188 lượt đối tượng BTXH, với tổng kinh phí 287.211 triệu đồng.

Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 cho 875 trường hợp, kinh phí 15.750 triệu đồng.

Về chăm sóc y tế: cấp 33.201 thẻ BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng, (phát sinh tăng 222 thẻ, giảm 358 thẻ); đảm bảo 100% số đối tượng được cấp thẻ BHYT theo quy định.

Các cơ sở xã hội trực thuộc Sở thực hiện tốt việc quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc cho 122 đối tượng bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khiếm thị 58 người, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh 64 người, các Trung tâm thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng; hỗ trợ dạy văn hóa, dạy nghề cho các cháu.

Tổ chức 09 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho gần 900 cha mẹ và người chăm sóc trẻ về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em; Lớp kỹ năng phòng chống đuối nước và dạy bơi miễn phí cho trẻ em. Tổ chức 20 buổi nói chuyện chuyên đề về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh với nội dung tuyên truyền về Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành về Luật trẻ em; Kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em cho hơn 2.000 lượt học sinh tham dự. Xây dựng phóng sự về thực hiện chuyên mục “Vì tuổi thơ” phát trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh và phụ trương “Vì tuổi thơ” đăng trên Báo Tây Ninh.

Tổ chức treo 105 băng ron tuyên truyền về chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em” tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn và tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố trong tháng hành động vì trẻ em năm 2022. Tổ chức trao sổ tiết kiệm cho các em mồ côi cha và mẹ do COVID-19 cho 6 em, mỗi em 20 triệu, tổng kinh phí 120 triệu đồng. Tổ chức lễ trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: 200 em mỗi em 1 triệu đồng từ Quỹ BTTE Việt Nam và 1 phần quà trị giá 130 ngàn đồng từ Quỹ BTTE Tỉnh, tổng kinh phí 226 triệu đồng. Về công tác hỗ trợ cho trẻ em mồ côi do cha, mẹ chết vì nhiễm COVID-19: Tổng số trẻ em mồ côi do cha, mẹ chết vì nhiễm COVID-19 là 76 em, với tổng kinh phí trên 380 triệu đồng.

Phối hợp Công ty TNHH XNK Gia Lâm Tây Ninh cấp 100 suất học bổng, mỗi suất 01 triệu đồng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học khá giỏi trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ cho các em mồ côi tại cơ sở Minh Đức 100 triệu đồng. Phối hợp với Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức trao tặng kinh phí cho 04 đơn vị với số tiền 500 triệu đồng.

Công tác cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi: 92.895 thẻ (phát sinh tăng 1.857 thẻ, giảm 1.838 thẻ).

Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngày quốc tế thiêu nhi 1/6 và Tết Trung thu năm 2022 tổ chức thăm và tặng quà cho trên 1.744 phần quà trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, với kinh phí trên 822.500.000 đồng.

3.3. Công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ

Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên trong các trường học trên địa bàn tỉnh, tổ chức 15 buổi tuyên truyền bình đẳng giới cho các học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh; Tổ chức 05 lớp tập huấn kiến thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ cho cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn cơ sở, cán bộ đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội các cấp học trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Thực hiện 02 phụ trương “Vì sự tiến bộ của phụ nữ”. Thực hiện 08 phóng sự tuyên truyền Vì bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2022 với kinh phí thực hiện 96 triệu đồng. Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được thực hiện tại huyện Tân Biên với kinh phí thực hiện 34 triệu đồng. Tổ chức tập huấn và nói chuyện chuyên đề về công tác bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2022 treo 200 băng ron phướn dọc các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức Hội thảo Chuyên đề về bình đẳng giới với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” với 250 đại biểu tham dự.

Phối hợp, tham gia khảo sát trực tuyến về tình hình 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan thuộc chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện; đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, nhằm thu thập các thông tin, số liệu định lượng phục vụ cho công tác tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới; thăm dò ý kiến về các vấn đề chính sách chuẩn bị cho công tác nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Bình đẳng giới.

3.4. Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội

Tổ chức 09 cuộc tập huấn cho Đội kiểm tra liên ngành VHXH về việc triển khai các VBQPPL cho Đội KTLNVHXH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022.

Trong năm 2022, Đội Kiểm tra liên ngành VHXH tỉnh tổ chức 02 đợt kiểm tra  với 10 cơ sở kinh doanh ngành nghề nhạy cảm. Kết quả, đã tiến hành lập biên bản hành chính nhắc nhở 07 cơ sở, 03 cơ sở đầy đủ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chấp hành tốt pháp luật quy định và nhắc nhở các cơ sở chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh.

Tổ chức hội nghị triển khai văn bản, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tuyên truyền cho cán bộ ngành Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội và Cơ sở Cai nghiện ma túy túy; tổ chức 09 đợt hội nghị tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy với 900 người tham dự; tổ chức 03 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về dự phòng điều trị nghiện ma túy và quản lý sau cai cho cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai với 210 người tham dự; triển khai 03 lớp tập huấn kỹ năng tiếp cận, giao tiếp và truyền thông thay đổi hành vi trong công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân với 210 người tham dự; tổ chức 09 đợt tuyên truyền về phòng, chống ma túy tại các huyện, thị xã, thành phố và Cơ sở cai nghiện ma túy cho 1.017 người  tham dự.

Thực hiện Công văn số 369/PCTNXH-CSPCMD ngày 20/9/2022 của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội về phối hợp thực hiện khảo sát về chính sách, dịch vụ hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm ở cộng đồng cho 20 đối tượng trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và hỗ trợ tiền xe đi đường cho 02 nạn nhân thường trú tại tỉnh Yên Bái và Hà Giang bị mua bán từ Campuchia trở về do Đồn biên phòng Mộc Bài xác minh, xác định nạn nhân.

Chỉ đạo Cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện tốt công tác quản lý học viên và tổ chức các hoạt động vui xuân, đón Tết cho học viên tại Cơ sở cai nghiện ma túy. Thực hiện Chương trình phòng chống ma túy năm 2022 tại các huyện, thị xã, thành phố và Cơ sở sở Cai nghiện ma túy. Phối hợp Công an tỉnh (PC04) kiểm tra, hướng dẫn công tác cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc tại các huyện, thị xã, thành phố. Cơ sở Cai nghiện ma túy đang quản lý 262 học viên (04 nữ); trong đó: cai nghiện ma túy bắt buộc: 260 học viên, cai nghiện ma túy tự nguyện: 00 học viên, đối tượng xã hội 02 học viên. Tư vấn cá nhân tái hòa nhập cộng đồng cho 156 học viên, sinh hoạt nhóm, tập thể cho 1.137 lượt học viên.

Tác giả: S? lao ??ng Qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay1,367
  • Tháng hiện tại48,633
  • Tổng lượt truy cập3,344,166
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây