Luật ATVSLĐ được Quốc hội Khóa 13 kỳ họp thứ 9 thông qua với trên 88% phiếu tán thành. Luật bao gồm 7 chương, 93 điều với nhiều nội dung, chính sách mới được ban hành, đó là: Mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ATVSLĐ; Mở rộng đối tượng áp dụng đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng; Mở rộng chế độ chính sách đối với người bị TNLĐ, BNN như hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho NLĐ bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc; Quy định việc tham gia bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện của NLĐ làm việc không theo hợp đồng; Quy định cụ thể và phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ban ngành; Các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, đoàn thể; Xây dựng các chính sách trong đó khuyến khích và ưu tiên các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc...
Theo Cục trưởng Cục ATLĐ Hà Tất Thắng, cùng với sự ra đời Luật ATVSLSS, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ LĐ-TBXH tham mưu xây dựng, trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật để đảm bảo thực thi các quy định của Luật ATVSLĐ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực và tham gia đóng góp ý kiến tích cực, tâm huyết và có trách nhiệm của các bộ ban ngành, các tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, các địa phương, doanh nghiệp; đội ngũ các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đã giúp Cục ATLĐ hoàn thành các dự thảo Nghị định và đã được Chính phủ chính thức ban hành 03 Nghị định số 37, 39 và 44 ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật ATVSLĐ; về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao dộng, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Cục trưởng Hà Tất Thắng nhấn mạnh, việc xây dựng một Luật riêng – Luật về ATVSLĐ và các nghị định hướng dẫn thi hành được coi như một bước tiến quan trọng trong việc thiết luật hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác ATVSLĐ. Tuy nhiên, làm thế nào để Luật và các văn bản hướng dẫn đi vào thực tiễn, có tính thực thi cao, để mọi người đều hiểu được và thực thi hiệu quả là điều mà cơ quan quản lý đang đặt ra.
Phó Cục trưởng Cục ATLĐ Bùi Đức Nhưỡng trình bày Tổng quan về hệ thống văn bane pháp luật về ATLĐ tại Hội nghị
Tại hội nghị, bên cạnh phần trình bày tổng quan về hệ thống văn bản pháp luật về ATVSLĐ cũng như những chính sách mới theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Các quy định mới về ATVSLĐ về điều kiện hoạt động đối với đơn vị Huấn luyện được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP; Các quy định mới về ATVSLĐ quy định chi tiết ban hành một số điều ATVSLĐ về quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP; Các quy định mới về chế độ, chính sách được quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP v.v... các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc, từ đó có các giải pháp, hướng dẫn cụ thể để về triển khai có hiệu quả các quy định và chính sách mới về ATVSLĐ.
(Nguồn: www.molisa.gov.vn)
Ý kiến bạn đọc