Sổ tay tuyên truyền chính sách pháp luật Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Tây Ninh năm 2023

Thứ ba - 22/08/2023 07:48 260 0

Sổ tay tuyên truyền chính sách pháp luật Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Tây Ninh năm 2023

Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là nơi cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo cho thị trường lao động. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, GDNN là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

 

Hội nghị công tác tư vấn tuyển sinh GDNN năm 2023

Nhằm giúp bạn đọc quan tâm hiểu thêm về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và định hướng cho các em thanh, thiếu niên, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, người lao động ở nông thôn trong việc chọn ngành, nghề, chọn trường học phù hợp để chuẩn bị cho tương lai, phát triển sự nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước trong thời đại mới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh tập hợp các văn bản có liên quan biên soạn cuốn “Sổ tay tuyên truyền về chính sách pháp luật giáo dục nghề nghiệp”. Hy vọng cuốn sổ tay này sẽ đem đến những điều thú vị, thông tin bổ ích mà các đối tượng đang quan tâm.

  1. NHỮNG CHÍNH SÁCH CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HỌC NGHỀ
  1. Chính sách miễn, giảm học phí

Lễ trao Bằng tốt nghiệp và giới thiệu việc làm năm 2023 tại Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh

Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

  1. Đối tượng được miễn học phí

- Các đối tượng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở GDNN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

  • Học sinh, sinh viên học các trình độ trong GDNN là người khuyết tật.
  • Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở GDNN là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

 

 

  1. Đối tượng được giảm 70% học phí
  • Học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với GDNN theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
  1. Đối tượng được giảm 50% học phí

Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

  1. Hồ sơ thủ tục thực hiện miễn, giảm học phí: Được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định số 8l/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
  1. Chính sách học bổng

Nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN phấn đấu, rèn luyện đạt kết quả cao trong học tập, Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục quy định 02 loại học bổng đối với người học trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp.

  1. Học bổng khuyến khích học tập
  • Đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách học bổng khuyến khích học tập: Học sinh, sinh viên đang học các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong kỳ xét cấp học bổng.

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý GDNN tổ chức
tại Tây Ninh

- Mức học bổng khuyến khích học tập: (i) Học bổng loại khá: Mức học bổng bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành của ngành, nghề mà học sinh, sinh viên đó phải đóng do Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường trung cấp quy định đối với học sinh, sinh viên có điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện đều đạt loại khá trở lên. Đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp tư thục mức học bổng tối thiểu do Hiệu trưởng quy định. Đối với những ngành nghề đào tạo không thu học phí thì áp dụng theo đơn giá được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cho nhóm ngành đào tạo của trường, (ii) Học bổng loại giỏi: Mức học bổng cao hơn loại khá do Hiệu trưởng quy định đối với học sinh, sinh viên có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi trở lên và điểm rèn luyện đạt loại tốt trở lên. (iii) Học bổng loại xuất sắc: Mức học bổng cao hơn loại giỏi do Hiệu trưởng quy định đối với học sinh, sinh viên có điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện đều đạt loại xuất sắc.

Học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng học bổng chính sách, trợ cấp xã hội, chính sách ưu đãi thì vẫn được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định.

Thực hành nghề cơ khí của Trường Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh

 

b) Học bổng chính sách: Nhà nước cấp học bổng chính sách cho một số đối tượng ưu tiên nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN phấn đấu, rèn luyện nâng cao kết quả trong học tập. Đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng thuộc nhóm yếu thế,... có cơ hội được học tập tại các cơ sở.

  • Đối tượng được hưởng học bổng chính sách: Sinh viên theo chế độ cử tuyển; Người học tại cơ sở GDNN dành cho thương binh, người khuyết tật.
  • Mức hưởng học bổng chính sách: (i) Đối với sinh viên theo chế độ cử tuyển; học viên cơ sở GDNN dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng; (ii) Đối với người học là thương binh thuộc hộ nghèo học trong các cơ sở GDNN dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.
  1. Chính sách về trợ cấp xã hội

Chính sách về trợ cấp xã hội được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Theo đó, người học các trình độ trong GDNN thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

a) Đối tượng thụ hưởng chính sách

  • Người học dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật. Trường hợp người học đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học các trình độ đào tạo trong GDNN (văn bằng thứ nhất) thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc khóa học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
  • Người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
  • Người học là khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

b) Mức trợ cấp xã hội:

  • Mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định hiện hành là 360.000 đồng/tháng.
  • Mức trợ cấp xã hội hàng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng theo quy định đối với từng đối tượng cụ thể.

4. Chính sách h trợ đào tạo đi với người học trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng

Khai giảng lớp ĐTN trang điểm cho LĐNT năm 2023 tại huyện Tân Châu

Nhằm nâng cao công tác tuyển sinh, đào tạo trong các cơ sở GDNN, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực làm các công việc đơn giản, Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

a) Đối tượng áp dụng

Khai giảng lớp đào tạo nghề trồng rau sạch cho LĐNT tại huyện Tân Châu

 

Người học là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân.

b) Mức hỗ trợ chi phí đào tạo

- Người khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.

- Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.

  • Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
  • Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/ người/khóa học.
  • Người học là phụ nữ, lao động nông thôn: Mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.
  • Riêng ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  1. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại

Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, tiền ăn với mức 30.000 đồng/người/ngày thực học, tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km ttở lên. Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

  1. Chính sách tín dụng

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có cơ hội được học tập tại các cơ sở GDNN, ngày 27/9/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại cơ sở GDNN bao gồm: Tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.

a) Đối tượng thụ hưởng chính sách

Bế giảng lớp đào tạo nghề Kỹ thuật trồng trọt và Bảo vệ thực vật
cây cảnh cho lao động nông thôn tại huyện Châu Thành

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các cơ sở GDNN gồm: (i) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, (ii) Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ nghèo, Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo, (iii) Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học.

b) Phương thức cho vay: (i) Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình, (ii) Mức cho vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên, (iii) Lãi suất cho vay là 0,5 %/tháng.

  1. Chính sách hỗ tr đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện

Theo quy định của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm thì thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề.

Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội: Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Tư vấn GDNN cho Công an trước khỉ xuất ngũ

- Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo:

Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

Vay vốn để tham gia đào tạo các ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Được hỗ trợ tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.

  1. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho phạm nhân, người chấp hành xong án phạt tù

a) Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ngày 09/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với phạm nhân, học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thì được hỗ trợ học nghề theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào khả năng, trình độ văn hóa, sức khỏe, giới tính của phạm nhân, thị trường lao động, điều kiện cụ thể và khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân, trại giam tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản hoặc tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân; trại giam hợp tác với các cơ sỗ GDNN hoặc trung tâm GDNN (có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật) để tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề cho phạm nhân.

  • Phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề. Mỗi phạm nhân chỉ được học 01 nghề.
  • Dạy nghề trình độ sơ cấp cho phạm nhân tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm. Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Đào tạo nghề thường xuyên: Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng. Chương trình đào tạo thường xuyên đảm bảo giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề, tăng năng suất lao động, phạm nhân học xong tự thực hiện được công việc đơn giản, một hoặc một số phần công việc của một nghề, có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động.

b) Nhằm giúp người chấp hành xong hình phạt tù có thể tái hòa nhập cộng đồng, có cơ hội được học tập, tìm việc hoặc tự tạo việc làm, Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng này.

Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật, ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng này.

Người chấp hành xong hình phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Người chấp hành xong hình phạt tù dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề và hỗ trợ vay vốn để tạo việc làm; trẻ em chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật.

  1. Chính sách hỗ trợ lao động đang làm việc trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật và Công ty cơ khí Tài Nguyên

 

a) Đối tượng hỗ trợ

  • Lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục.
  • Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động ở các địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

b) Chi phí hỗ trợ đào tạo nghề

  • Lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề được miễn chi phí đào tạo nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/người/khóa học; mỗi người một lần.
  • Các chi phí còn lại để tham gia khóa đào tạo nghề do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, bao gồm: Phần chênh lệch trong trường hợp chi phí đào tạo nghề do cơ sở đào tạo quy định cao hơn mức quy định; tiền ăn, đi lại và các chi phí khác phát sinh khi người lao động tham gia khóa đào tạo.

II. CÁC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO, ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO CỦA CÁC CƠ SỞ GDNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Trường Cao đẳng nghề lầy Ninh

  • Địa chỉ: 19 Võ Thị Sáu, phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3815480.
  • Ngành nghề đào tạo: Điện công nghiệp; Cắt gọt kim loại; Kế toán doanh nghiệp; Quản trị cơ sở dữ liệu; Quản trị mạng máy tính; Nguội sửa chữa máy công cụ; Lắp đặt thiết bị cơ khí; Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí; Chế tạo thiết bị cơ khí; Điện tử công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Công nghệ ô tô; Nghiệp vụ nhà hàng; Quản trị du lịch Mice; Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ; Tiện ren; Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ; Hàn điện; Sửa chữa bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ; Sửa chữa ti vi, đầu VCD-DVD, đầu kỹ thuật số; Sửa chữa máy tính phần cứng; Nguội căn bản.
  1. Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật lầy Ninh
  • Địa chỉ trụ sở chính: Khu phố Gia Lâm, phường Gia Lộc, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
  • Địa chỉ phân hiệu, địa điếm đào tạo khác: Ấp Bình Hoà, xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3842114.
  • Ngành nghề đào tạo: Điện công nhiệp; Điện tử công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Cắt gọt kim loại; Công nghệ ô tô; Kế toán doanh nghiệp; Kế toán tin học; Kinh doanh xuất nhập khẩu; Kỹ thuật xây dựng; Quản trị mạng máy tính; Tin học ứng dụng; Trồng trọt và bảo vệ thực vật; Nông nghiệp công nghệ cao; Bảo vệ môi trường công nghiệp; Chăn nuôi; Thú y; Quản lý đất đai; Điện dân dụng; Kỹ thuật xây dựng; Hàn điện; Lái xe nâng hàng; Sửa chữa thiết bị may công nghiệp; Kỹ thuật nấu ăn; Kỹ thuật viên thú y; Tin học văn phòng; Lắp ráp và bảo trì máy tính; Phòng trừ sâu bệnh hại cây lương thực; Trồng rau hữu cơ; Trồng cây có múi; Trồng rau công nghệ cao; Phòng trừ sâu bệnh hại cây công nghiệp; Kế toán doanh nghiệp; An toàn lao động; Chế biến mủ cao su; Trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su; Đan lát thủ công mỹ nghệ; Kinh doanh xuất nhập khẩu.
  1. Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
  • Địa chỉ: 288 đường 30/4, khu phố 5, phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3826 546
  • Ngành nghề đào tạo: Y sĩ; Dược sĩ trung cấp; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật xét nghiệm về y tế.
  1. Trường Trung cấp Á Châu
  • Địa chỉ: Ấp Phước Đức A, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

- Điện thoại: 0276.3521521.

  • Ngành nghề đào tạo: Quản lý và kinh doanh du lịch; Quản lý và kinh doanh khách sạn; Kế toán doanh nghiệp; Dược sĩ; Pháp luật; Quản trị mạng máy tính; Điện công nghiệp và dân dụng; Y sĩ y học cổ truyền; Tự động hóa công nghiệp; Kỹ thuật trồng mía; Kỹ thuật trồng mì; Kỹ thuật trồng ớt; Chế biến rau quả; Nghiệp vụ lễ tân; Nghiệp vụ nhà hàng; Kỹ năng phục vụ buồng; Kỹ năng phục vụ bàn; Kỹ thuật trồng và nhân giống nấm; Trang điểm thẩm mỹ; Cắt - uốn tóc làm móng; Thêu ren; Bảo mẫu; Cấp dưỡng.
  1. Trường Trung cấp lần Bách Khoa
  • Địa chỉ: 24 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, Tp. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

-  Điện thoại: 0276.3815416

  • Ngành nghề đào tạo: Dược sĩ trung cấp; Y sĩ; Điều dưỡng; Kỹ thuật vật lý trị liệu; Phục hồi chức năng; Hành chính văn phòng; Quản lý và bán hàng siêu thị; Quản lý và kinh doanh du lịch; Quản lý và kinh doanh khách sạn; Kế toán doanh nghiệp; Pháp luật; Tin học; Sư phạm mầm non; Vi tính văn phòng; Thư ký văn phòng; Chế biến món ăn; Nghiệp vụ lưu trú; Nghiệp vụ lễ tân; Kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt massage; Chăm sóc sức khỏe.
  1. Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Tây Ninh
  • Địa chỉ: 1291 đường CMT8, khu phố Hiệp Nghĩa, phường Hiệp Ninh, thành phốTây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3822 621
  • Ngành nghề đào tạo: Lái xe ô tô Hạng B2, Hạng C, Tiếng Hàn Quốc.
  1. Trung tâm dạy nghề lái xe Thành Đạt
  • Địa chỉ: Tổ 24, khu phố Ninh Nghĩa, phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.377 8111 - 0276.377 8333
  • Ngành nghề đào tạo: Lái xe ô tô Hạng B2; Lái xe ô tô Hạng C.
  1. Trung tâm đào tạo Lái xe ô tô Tây Ninh
  • Địa chỉ: Ấp Thanh Thuận, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

-  Điện thoại: 0276.3829881

  • Ngành nghề đào tạo: Lái xe ô tô Hạng B2; Lái xe ô tô Hạng C.
  1. Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Tây Ninh
  • Địa chỉ trụ sở chính: số 16 hẻm 30/4, đường 30/4, khu phố4, phường II, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3822 040
  • Ngành nghề đào tạo: Trang điểm thẩm mỹ; Kỹ thuật nấu ăn; Kỹ thuật trồng rau an toàn; Kỹ thuật chăn nuôi bò; Kỹ thuật nuôi gia cầm.
  1. Trung tâm GDNN - GDTX huyện Tân Biên
  • Địa chỉ: số 13, Nguyễn Văn Linh, Khu phố 3, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3744942

 -   Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật pha chế đồ uống; Kỹ thuật trồng lúa; Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả; Kỹ thuật khai thác mủ cao su; Kỹ thuật trồng mì; Kỹ thuật trồng rau an toàn (rau sạch); Kỹ thuật chăn nuôi bò và phòng trị bệnh cho trâu, bò; Kỹ thuật chăn nuôi heo (lợn); Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm; Cài đặt - lắp ráp máy tính; Điện dân dụng.

  1. Trung tâm GDNN - GDTX huyện lân Châu
  • Địa chỉ: số 460, Nguyễn Thị Định, khu phố 2, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

-  Điện thoại: 0276.3875181

  • Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật khai thác mủ cao su; Kỹ thuật trồng gừng; Kỹ thuật trồng rau an toàn (rau sạch); Kỹ thuật trồng và nhân giống nấm; Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt; Kỹ thuật chăn nuôi bò và phòng trị bệnh cho trâu, bò; Kỹ thuật nuôi gia cầm; Kỹ thuật nuôi ba ba.
  1. Trung tâm GDNN - GDTX huyện Gò Dầu
  • Địa chỉ trụ sở chính: số 8 đường Dương Văn Thưa, khu phố nội ô A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3853 276
  • Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật chăn nuôi bò; Kỹ thuật nuôi gia cầm.
  1. Trung tâm GDNN - GDTX thị xã Trảng Bàng
  • Địa chỉ trụ sở chính: Số 06, QL 22, khu phố Gia Huỳnh, thị trấn Trảng Bàng, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3880284
  • Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật nấu ăn; Kỹ năng phục vụ bàn; Kỹ thuật trồng rau sạch; Kỹ thuật trồng cây ăn quả; May công nghiệp.
  1. Trung tâm GDNN - GDTX huyện Bến cầu
  • Địa chỉ trụ sở chính: Ấp Thuận Đông, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

-  Điện thoại: 0276.3878383.

  • Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật khai thác mủ cao su; Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa và khai thác sữa hiệu quả; Kỹ thuật chăn nuôi bò; Kỹ thuật nuôi gia cầm; Kỹ thuật trồng rau an toàn (rau sạch); Kỹ thuật trồng nấm; Kỹ thuật ttồng lúa; Kỹ thuật nuôi heo; Kỹ thuật nuôi ếch.
  1. Trung tâm GDNN-GDTX huyện Dương Minh Châu
  • Địa chỉ trụ sở chính: Khu phố 2, thị ttấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
  • Điện thoại: 0276.3877404.
  • Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật khai thác mủ cao su; Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm; Kỹ thuật lắp ráp máy vi tính.
  1. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục TPA
  • Địa chỉ trụ sở chính: 83C Nguyễn Văn Rốp, phường 4, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

-Điện thoại: 0276.3816868.

  • Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật nề (Thợ hồ); Kỹ thuật chăn nuôi bò và phòng trị bệnh cho trâu, bò; Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm; Kỹ thuật nuôi heo; Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kiểng, hoa lan; Kỹ thuật trồng gừng; Kỹ thuật trồng và nhân giống cây ăn quả; Kỹ thuật khai thác mủ cao su; Điện dân dụng; May công nghiệp; May dân dụng; Đan thủ công; Kỹ thuật trồng rau an toàn (Trồng rau sạch); Kỹ thuật trồng mía; Kỹ thuật ưồng mì; Kỹ thuật trồng ớt; Thêu ren; Chế biến rau quả; Nghiệp vụ lễ tân; Nghiệp vụ nhà hàng; Kỹ năng phục vụ buồng; Kỹ năng phục vụ bàn; Kỹ thuật ttồng và nhân giống nấm; Trang điểm thẩm mỹ; cắt uốn tóc, làm móng; Tin học văn phòng; Nghiệp vụ bếp trưởng; Kỹ thuật chế biến món ăn Á - Âu (Bếp chính nhà hàng Á- Âu); Kinh doanh và Quản lý nhà hàng; Kỹ thuật pha chế tổng hợp.

TTDVVL-GDNN Tây Ninh tư vấn việc làm cho người lao động

 

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TÂY NINH
Số 138 Trần Hưng Đạo, Phường 1, thành phố Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh

Điện thoại: 0276.3829 363;

Website: http ://soldtbxh.tayninh.gov.vn

Email: soldtbxh@ tayninh.gov.vn

Tác giả: S? lao ??ng Qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,880
  • Tháng hiện tại49,146
  • Tổng lượt truy cập3,344,679
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây