Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ: Tuyên dương 450 người có công tiêu biểu toàn quốc

Thứ ba - 26/07/2022 10:34 214 0
Sáng ngày 24/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022) và tuyên dương người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022. Tham dự buổi Lễ có: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung. Đặc biệt, buổi lễ có sự tham dự của 450 đại biểu người có công với cách mạng là các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng LLVT nhân dân, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu đại diện cho hơn 9,2 triệu người có công và thân nhân người có công trong cả nước.
Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ: Tuyên dương 450 người có công tiêu biểu toàn quốc

 

Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công là trách nhiệm, tình cảm, vinh dự và mệnh lệnh từ trái tim

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự tri ân và tình cảm trân trọng tới 450 đại biểu người có công tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu người có công với cách mạng cả nước tham dự lễ tuyên dương năm nay. "Người dân Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ, mãi mãi tự hào về ý chí quật cường của thế hệ cha ông viết lên những bản hùng ca "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mang lại nền độc lập hoà bình ngày hôm nay", Chủ tịch nước khẳng định.

5f850c1feb3629687027.jpg

Các đại biểu tham dự buổi Lễ

Nhấn mạnh đạo lý tốt đẹp truyền thống nghìn đời của dân tộc Việt Nam là “Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Chủ tịch nước cho biết: 75 năm qua, rất nhiều phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Chúng ta đã huy động được nguồn lực to lớn của nhà nước và cộng đồng nhằm thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa như: Nhà tình nghĩa; Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; Sổ tiết kiệm tình nghĩa; Chăm sóc thương binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng…

9d26d5d52dfcefa2b6ed.jpg

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi Lễ

Những hoạt động này thể hiện tình cảm, trách nhiệm, mang lại hiệu quả to lớn về chính trị - xã hội. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc, nâng cao đời sống các hộ người có công với nước đã đi sâu vào tâm khảm mỗi người dân, như lẽ tự nhiên nhất, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn xã hội. Qua đó đã khơi dậy lòng yêu nước, củng cố nền tảng đại đoàn kết dân tộc và phát huy truyền thống đạo lý của đất nước.

Thực hiện di chúc của Bác Hồ, thời gian qua, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người có công đã được ban hành, được thực hiện đồng bộ, đa dạng; đối tượng, chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung. Mới đây, Nhà nước đã dành trên 400 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7. Cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng các tổ chức, cá nhân, cộng đồng huy động từ rất nhiều nguồn lực khác nhau, chung sức đồng lòng xây dựng, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ; bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin…

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh, đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đơn vị trong và ngoài nước, nhất là đội ngũ trực làm công tác LĐTBXH qua các thời kỳ đã tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đã sôi nổi tham gia các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Toàn dân chăm sóc thương người có công với cách mạng".

Tuy nhiên theo Chủ tịch nước, thực tế, những bù đắp với các thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng không bao giờ bằng được những gì các bác, các anh, chị đã cống hiến cho nhân dân và đất nước. Vì thế, cả hệ thống cần cố gắng làm nhiều việc "Đền ơn đáp nghĩa" tích cực, có ý nghĩa hơn nữa tri ân những người có công.

52fc7d269a0f5851011e.jpg

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hỏi sức khỏe các đại biểu người có công

Để phát huy kết quả đạt được và triển khai công tác "Đền ơn đáp nghĩa" có chiều sâu, thực chất hơn nữa, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương trên cả nước chú trọng tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công; coi công tác này là trách nhiệm, tình cảm, vinh dự và mệnh lệnh từ trái tim.

Thực hiện tốt chính sách với người có công, xây dựng xã hội giàu lòng nhân ái, nhân văn, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc… góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, đồng thời cần dành sự chú tâm cao hơn, chăm lo cho người có công với cách mạng, người khó khăn, người già cô đơn không nơi lương tựa… Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công để kiến nghị với các cấp có thẩm quyền; kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi người có công với cách mạng.

Chủ tịch nước khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, người có công với đất nước đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời chúc các thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ, người có công luôn mạnh khỏe, hạnh phúc; tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đặc biệt là tham gia vào phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.

Tuyên dương 450 đại biểu người có công tiêu biểu toàn quốc

Đọc diễn văn tại Lễ tuyên dương, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: 450 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu năm nay được lựa chọn từ cơ sở, là những điển hình trong phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, là những người cả cuộc đời đi tìm hài cốt đồng đội hay gắn bó với anh linh các liệt sĩ. Họ là những người mẹ, người vợ, người con trung hậu đảm đang; là những cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học và những thương binh, bệnh binh tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học giỏi, những doanh nhân thành đạt, hình mẫu trong cuộc sống đời thường… những người không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà còn là các chiến sĩ tiên phong chống lại đói nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng đất nước. Đặc biệt, trong số các đại biểu tham dự buổi gặp mặt có 41 đại biểu là người dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Ba Na, Pa Kô, Cơ Tu, Cor, Giẻ-Triêng, H’rê, Khmer, Raglai.

Đặc biệt, hội nghị được chào đón 3 đại biểu là lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 14 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, vui mừng được chào đón 8 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trên 300 thương binh, bệnh binh, 73 thân nhân liệt sĩ và các đại biểu người có công với cách mạng khác.

79809c0d7b24b97ae035.jpg

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi Lễ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ sự trân trọng và cảm phục khi được tiếp đón Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Điểm, là đại biểu cao tuổi nhất. Năm nay, Mẹ đã tròn 107 tuổi; bên cạnh đó có 5 đại biểu tham dự đến nay đã trên 90 tuổi.

Hội nghị cũng vô cùng xúc động được đón tiếp Mẹ Việt Nam anh hùng Kiều Thị Nông, hiện sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Mẹ là thương binh 4/4 (thương tật 35%), người đã lần lượt mất cả chồng và con trai vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Cả cuộc đời Mẹ đã cống hiến cho cách mạng; ngay cả khi nước nhà thống nhất, Mẹ cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội với nhiều cương vị khác nhau, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Hội nghị vô cùng cảm phục và ngưỡng mộ những thành tích trong chiến đấu của Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, 84 tuổi, là thương binh thương tật 47%, hiện cư trú tại TP. Hà Nội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm, ông đã chỉ huy bắn rơi 4 máy bay B52 của Mỹ làm quân địch khiếp sợ. Khi về hưu, ông là người sáng lập và duy trì Trung tâm nhân đạo Hồng Đức cho trẻ em và những người kém may mắn. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 9/1973…

691210e1e8c82a9673d9.jpg

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà các đại biểu người có công

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung vui mừng với những thành tựu to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã đạt được trong công tác chăm sóc người có công; xúc động và cảm phục với những tấm gương tiêu biểu của hàng triệu người có công với cách mạng. Trong thời gian tới, Bộ trưởng nhấn mạnh: Chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực này như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn: "Các cơ quan, đơn vị cũng như mỗi cá nhân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực với ý thức trách nhiệm cao hãy chủ động, sáng tạo triển khai nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa, coi đó là bổn phận, trách nhiệm và cũng là tình cảm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta".

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà đại diện đại biểu người có công với cách mạng, tặng hoa các Mẹ Việt Nam anh hùng.

Tác giả: S? lao ??ng Qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay2,450
  • Tháng hiện tại48,984
  • Tổng lượt truy cập3,811,447
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây