Hội thảo Đối thoại xã hội, năng suất và điều kiện làm việc

Thứ hai - 24/10/2016 15:15 791 0
Sáng 24/10 tại Hà Nội, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đồng tổ chức hội thảo “Đối thoại xã hội, năng suất lao động và điều kiện làm việc”. Tham dự hội thảo có ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH; ông Boris Zurcher, Quốc vụ khanh (Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ); ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam cùng đại diện Lãnh đạo của Ủy ban về Các vấn đề xã hội Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao ba bên của Thụy Sỹ (gồm đại diện của Chính phủ, tổ chức của người sử dụng lao động và tổ chức của người lao động)…

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhận định: Hiện, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới của hội nhập toàn cầu sâu rộng. Đây là thời điểm thích hợp để Chính phủ Việt Nam cùng ILO, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức của người lao động và các đối tác xã hội khác, xem lại chính sách của mình để nâng cao năng suất và điều kiện làm việc và để thiết kế và thực hiện các chính sách hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.

Tiến sỹ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam phát biểu

Theo Tiến sĩ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam, những lợi ích do nền kinh tế mở cửa đem lại về đầu tư, cơ hội tham gia thị trường toàn cầu và tạo việc làm, là rất lớn. Nhưng cũng đi kèm là những rủi ro khi các doanh nghiệp phải đối mặt đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt hơn, người lao động và gia đình họ cũng phải chịu sự biến động do các tác nhân của thị trường toàn cầu gây ra.

Do vậy, theo Tiến sỹ Lee: “ Để một nền kinh tế mở cửa có thể duy trì tính cạnh tranh cao, đồng thời đảm bảo sinh kế ổn định cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động, cần phải có một môi trường phát triển doanh nghiệp bền vững cũng như các thiết kế thị trường lao động linh hoạt nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của các cú sốc bên ngoài với người lao động...”

Các đại biểu Việt Nam và quốc tế tham dự hội thảo

Bà Beatrice Maser Mallor, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam, chia sẻ: “Việc thúc đẩy đối thoại xã hội, tăng năng suất và cải thiện điều kiện làm việc đóng góp vai trò vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa sản xuất, từ đó đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện”.

Đồng tình với quan điểm này, ông Boris Zucher, Quốc vụ khanh, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ, cho biết: “Kinh nghiệm của Thụy Sỹ cho thấy đối thoại xã hội mạnh mẽ là cần thiết cho sự thịnh vượng của quốc gia. Các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động cần cùng nhau tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất và đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế”.

(Theo www.molisa.gov.vn)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay43
  • Tháng hiện tại40,630
  • Tổng lượt truy cập3,930,928
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây