Đến năm 2020, áp dụng chính sách mới về chế độ hưu trí

Thứ sáu - 11/10/2019 21:00 817 0
Từ năm 2020, mốc tuổi nghỉ hưu khi suy giảm 61% khả năng lao động, mức lương hưu hàng tháng khi chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và trợ cấp một lần sẽ được điều chỉnh.

article.jpg

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ ngày 1-1-2020, 3 chính sách mới về chế độ hưu trí sẽ có hiệu lực. Cụ thể:

Năm 2020: Điều kiện nghỉ hưu khi bị suy giảm khả năng lao động

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Theo đó, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu trong điều kiện bình thường về tuổi hưu (nam 60 và nữ 55 tuổi).

Lộ trình cụ thể: Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm 1 tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Với thời điểm hiện nay (năm 2019), lao động nam chỉ cần đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Năm 2020: Mức mới về hưởng lương hưu hàng tháng

Theo quy định của Điều 56 (Luật Bảo hiểm xã hội 2014), từ năm 2020, người lao động nam, đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội, khi có 18 năm đóng BHXH thì mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật, Điều 56 quy định: Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động nam và nữ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.

Tuy nhiên, cách tính lương hưu của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có gây bất lợi cho lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, so với lao động nam theo cách tính của Luật Bảo hiểm xã hội 2006.

Do đó, Quốc hội Khóa XIV (tháng 5/2018) đã thống nhất giao Chính phủ ban hành văn bản thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2021 và bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu.

Năm 2020: Tiếp tục điều chỉnh căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần 

Tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính như sau:

Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Trước đó, người lao động thuộc đối tượng trên khi tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

(Nguồn: Molisa.gov.vn)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay1,662
  • Tháng hiện tại38,940
  • Tổng lượt truy cập3,929,238
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây