HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÓ NHIỀU KHỞI SẮC

Thứ tư - 13/01/2021 16:00 792 0
​Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 kéo dài tác động xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhất là đối với các cơ sở tư thục. Tính đến 31/12/2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tuyển sinh được 13.088/12.041 người, đạt 108,7% so với kế hoạch. Trong đó, hệ cao đẳng tuyển được 451/305 người đạt 147,87% (bao gồm 88 SV thuộc 3 ngành ngoài sư phạm), trình độ trung cấp 1.860/2.060 người đạt 90,29%, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 7.368/6.116 người đạt 120,47%, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.409/3.560 người đạt 95,76%.


Số học sinh, sinh viên, học viên tốt nghiệp trong năm 11.167 người, trong đó trình độ cao đẳng 215 người (bao gồm 51 SV thuộc các ngành ngoài sư phạm); trung cấp 857 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên 6.696 người; đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.409 người.

Sau khi ra trường có khoảng 84% học sinh, sinh viên, học viên tìm được việc làm và có thu nhập tương đối ổn định, dao động ở mức 4 – 6,5 triệu đồng/người/tháng tùy vào trình độ và ngành nghề đào tạo.

GDNNKS01.jpg

Những năm trước đây, đa số phụ huynh không muốn cho con em vào học nghề sớm, mà học tiếp lên THPT để thi vào các trường đại học, cao đẳng. Hiện nay nhiều em vừa tốt nghiệp THCS đã đăng ký vào học trường nghề, vừa được học văn hóa, sau khi tốt nghiệp trung cấp nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đăng ký học liên thông ở trình độ cao hơn. Thời gian học nghề đối với sơ cấp từ 3 tháng đến dưới 1 năm, trung cấp từ 1-2 năm và cao đẳng từ 2-3 năm tùy vào từng ngành nghề đào tạo. Do thời gian đào tạo ngắn, chi phí học tập giảm, sớm ra trường có tay nghề, có việc làm và ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, chính sách miễn học phí đối với học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp trung cấp là thu hút số đông học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đặc biệt năm nay Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện các phóng sự, chuyên trang tuyên truyền về chính sách pháp luật GDNN; tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh GDNN cấp tỉnh; tổ chức biên soạn tài liệu hỏi – đáp cung cấp thông tin về đối tượng, chỉ tiêu tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, chính sách miễn, giảm học phí…theo hình thức tờ rơi phổ biến trong các trường THCS, THPT và trong nhân dân.

Để giải quyết việc làm cho các em HSSV sau khi tốt nghiệp, các trường trung cấp, cao đẳng nghề mời các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến dự lễ phát bằng tốt nghiệp, qua đó các doanh nghiệp tổ chức tư vấn việc làm và tuyển dụng nhân sự ngay tại trường. Ngoài ra, các trường còn giữ mối quan hệ tốt với doanh nghiệp, hợp tác xã, thường xuyên cung cấp kết quả học tập cho các doanh nghiệp và ngược lại các doanh nghiệp cung cấp thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, vị trí tuyển dụng để các em HSSV biết. Một số trường còn phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, chủ trang trại, bệnh viện tư tạo điều kiện để HSSV đến thực tập. Trong thời gian thực tập, nếu làm ra sản phẩm đúng quy chuẩn sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn và tiền công. Sau khi hoàn thành chương trình học một số em đã được doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển dụng vào làm việc.

                                                                                                                                                       Nguyễn Văn Minh - Phó Trưởng phòng DN-LĐVL&ATLĐ

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay1,644
  • Tháng hiện tại48,178
  • Tổng lượt truy cập3,810,641
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây