Ảnh minh họa
1. Đối với các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trình độ tủng cấp, cao đẳng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng trên địa bàn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tốt Quy chế tuyển sinh theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-LĐTBXH ngày 02/3/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH.
2. Đối với các Sở, ban, ngành địa phương
- Phối hợp triển khai tốt công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về học nghề, lập nghiệp, phổ biến các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người học nghề.
- Cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động theo từng ngành nghề, trình độ đào tạo để định hướng cho người học và xã hội có sự lựa chọn ngành, nghề phù hợp.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp tại địa phương tăng cường phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm.
3. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Tích cực, chủ động triển khai công tác tuyển sinh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; ưu tiên địa bàn tuyển sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các đối tượng chính sách, nhóm yếu thế trong xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về nhà trường, về ngành nghề đào tạo; sáng tạo trong hình thức giới thiệu, quảng bá về nhà trường và những cam kết giải quyết việc làm cho người học sau khi ra trường.
- Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp sử dụng lao động, tạo điều kiện để học sinh- sinh viên đã tốt nghiệp ra trường có việc làm và thu nhập ổn định; giới thiệu những gương điển hình về học nghề, lập nghiệp để người học có lựa chọn ngành, nghề phù hợp.
(Nguồn: www.molisa.gov.vn)
Ý kiến bạn đọc