Quang cảnh Hội thảo
Diễn đàn Lao động di cư ASEAN (AFML) là một hoạt động thường niên nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của người lao động di cư. Diễn đàn lao động di cư lần thứ 7 với chủ đề Hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với các biện pháp được tăng cường nhăm bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư. Hàng năm theo thông lệ trước khi Diễn đàn khu vực AFML diễn ra, tại mỗi quốc gia thành viên sẽ tổ chức Hội thảo quốc gia chuẩn bị cho Diễn đàn AFML nhằm rà soát việc thực hiện các khuyến nghị đã được đưa ra ở cấp quốc gia và chuẩn bị cho các khuyến nghị của Diễn đàn sắp tới.
Tiến sĩ Lê Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết; Hiện nay trên thế giới có khoảng 250 triệu người kiếm kế mưu sinh bằng cách ra nước ngoài làm việc. Riêng Việt Nam có khoảng trên 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ và hiện nay Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia có lao động di cư nhiều nhất (cùng với Philippines, Indonesia) trong khu vực ASEAN.
Lao động di cư đã và đang góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước với lượng kiều hối chuyển về trong nước ngày càng tăng. Cũng theo bà Dung: Trong thời gian tới, việc hình thành khối lao động chung ASEAN vào năm 2015 và nhu cầu lao động sẽ tăng tại thị trường lao động tại các nước láng giềng của Việt Nam như Lào, Thái Lan. Đây là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và cũng là là tiền đề nhằm thúc đẩy di cư lao động của Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Hội thảo đến từ các Bộ ngành liên quan, các Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang … và các tổ chức quốc tế đã cùng nhau chia sẻ thông tin về tiến độ và việc thực hiện các khuyến nghị của Diễn đàn AFML lần thứ 6 ở cấp khu vực và quốc gia, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực thi cơ chế khiếu nại chuẩn cho người lao động di cư trong khu vực. Đồng thời các đại biểu đã cùng nhau thảo luận và đề xuất các khuyến nghị cho Diễn đàn AFML lần thứ 7 sắp tới như: Tăng cường bảo vệ người lao động thông qua việc sử dụng hợp đồng lao động mẫu với những điều khoản chi tiết cụ thể. Tăng cường sự an toàn vệ sinh lao động cho lao động di nội dung về an toàn vệ sinh lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động. trước khi đi xuất khẩu lao động người lao động cần phải được cung cấp trang bị các kiến thức về quyền lợi của người lao động tại nước tiếp nhận, một số những quy định mà người lao động nước ngoài phải chấp hành một số điều cần phòng ngừa khi lao động ở nước ngoài, việc vay vốn và chuyển tiền thu nhập về nước phong tục tập quán của nước tiếp nhận…. Các thông tin phải được đưa công khai trên các trang Webside. Các nước tiếp nhận lao động di cư cần phải xây dựng đường dây nóng để bảo vệ người lao động di cư.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia quốc tế trong và ngoài nước về lao động di cư cho rằng: Riêng đối với Việt Nam cần sớm thành lập trung tâm hỗ trợ thông tin, lộ trình giảm mức phí đối với người đi xuất khẩu lao động và thực hiện các biện pháp kiểm soát mức phí của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.và cơ chế để giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của người đi xuất khẩu lao động.
Được biết, Diễn đàn AFML lần thứ 7 sẽ được diễn ra tại Myanmar từ ngày 20 đến này 21 tháng 11 năm 2014.
Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng sản
Ý kiến bạn đọc