Công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động số 5, Quý I/2015

Thứ tư - 22/07/2015 14:00 794 0
Sáng ngày 20/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TBXH) phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức Hội thảo công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động số 5. Tham dự có Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Doãn Mậu Diệp, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế và các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.

 Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, sự ra đời của Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách về lĩnh vực lao động xã hội và công chúng. Tiếp nối 4 bản tin trong năm 2014, Bản tin lần này tiếp tục cập nhật các số liệu, thông tin cơ bản về thị trường lao động, đó là: cung - cầu lao động; việc làm; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; triển vọng thị trường, nhu cầu lao động... Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp khẳng định: Bộ LĐ-TBXH sẽ tiếp tục cố gắng nâng cao chất lượng Bản tin, tăng thêm nhiều chỉ số phân tích để giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và người dân hiểu rõ hơn về thực trạng lao động Việt Nam hiện nay.

Theo thống kê của Bản tin thị trường lao động Quý I/2015, trong số 11,82 triệu lao động có bằng cấp/chứng chỉ, có 4,3 triệu người có trình độ đại học, chếm tỷ lệ cao nhất (36,39%); tiếp đến là lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp/trung cấp nghề (gần 3,06 triệu người chiếm 25,84%); sơ cấp nghề gần 1,99 triệu, chiếm 16,79%; cao đẳng nghề/ cao đẳng 1,7 triệu, chiếm 14,39%, chứng chỉ nghề dưới 3 tháng, 416 nghìn người chiếm 3,52%...

Về vấn đề việc làm, theo Bản tin Quý I/2015, cả nước có 52, 43 triệu người có việc làm, giảm 1.013 nghìn người so với Quý IV/2015 và giảm 99 nghìn người so với Quý I/2014. Quý I/2015, khu vực thành thị có 16,39 người có việc làm, tăng 908 nghìn người so với Quý I/2014. Khu vực nông thôn có 36,04 triệu người có việc làm giảm 1.007 nghìn người so với Quý I/2014. Cơ cấu việc làm chuyển dịch tích cực trong 12 tháng qua, việc làm khu vực thành thị tăng từ 29,5% lên 31,3% tổng việc làm.
Về tình hình thất nghiệp, trong Quý I/2015, cả nước có 1.159,8 nghìn người trong độ tuổi lao dộng bị thất nghiệp (tăng 114,2 nghìn người so với cùng kỳ năm 2014), trong đó nữ giới có 537,1 nghìn người, chiếm 46,1%; khu vực thành thị có 534,1 nghìn người chiếm 46,1%; nhóm không có bằng cấp/ chứng chỉ có 726,1 nghìn người, chiếm 62,6%; nhóm thanh niên (15 – 24 tuổi) có 586,2 nghìn người (chiếm 50,5% tổng số người thất nghiệp). Về tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,43%, tăng đáng kể so với Quý IV/2014 (2,05%) và cùng kỳ năm 2014 (2,21%). Tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 2,45 %; tỷ lệ thất nghiệp là 3,43%, cap gấp 1,8 lần so với nông thôn (1,95%)

Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam dự báo năm 2015 nền kinh tế tiếp tục phục hồi, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong Quý II/2015 và 6 tháng cuối năm, các ngành này sẽ tiếp tục ổn định và phát triển mạnh hơn so với Quý I/2015. Các ngành dự báo sản xuất kinh doanh khả quan nhất là: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học; sản xuất thuốc lá; sản xuất trang phục; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu...

Nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự báo tiếp tục tăng theo xu thế của Quý I/2015 với 86,4% doanh nghiệp trong ngành này khẳng định giữ ổn định và tăng quy mô lao động trong các quý tiếp theo của năm 2015. Nhu cầu lao động tăng mạnh nhất ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong quý 2/2015 và 6 tháng cuối năm 2015 (tương ứng 26,5% cà 25,3% doanh nghiệp sẽ gia tăng quy mô lao động; 62% và 58,5% doanh nghiệp sẽ giữ ổn định lao động).
Luật Việc làm có hiệu lực cùng với sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và có tính đột phá của Luật Giáo dục nghề nghiệp sẽ tạo khung pháp lý để thị trường lao động hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và quốc tế. Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm 2015 sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm, trước mắt, có 8 nghề mà lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương (gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch). Bên cạnh đó, nhân lực trình độ cao (chuyên gia, thợ lành nghề) thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có cơ hội di chuyển tự do hơn. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức khi phải cạnh tranh ở chính thị trường Việt Nam với lao động đến từ các nước trong khu vực.

Nguồn http://www.molisa.gov.vn

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay406
  • Tháng hiện tại50,896
  • Tổng lượt truy cập3,813,359
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây