Xây dựng Quy định chi phí tiền lương đối với sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Thứ hai - 15/09/2014 15:00 760 0
Sáng ngày 5/9, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tổ chức hội nghị tham vấn về việc xây dựng Quy định chi tiền lương đối với sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tham dự hội nghị có bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương, đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp PTNT..), đại diện UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh…). Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Phạm Minh Huân chủ trì hội nghị.

 

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, mọi sản phẩm, dịch vụ đều phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương. Tuy nhiên, hiện nay định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá cho các sản phẩm và dịch vụ công ích (trong đó có chi phí tiền lương) do nhiều Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế khác nhau quy định tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, dịch vụ đặc thù hay lĩnh vực thuộc Bộ chuyên ngành. Điều này gây ra sự không đồng nhất, dẫn đến những bất cập trong việc vận dụng tính chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Do đó, Hội nghị nhằm trao đổi và lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong việc xây dựng một thông số chung về tiền lương để tính chi phí tiền lương trong các sản phẩm nêu trên.

Trao đổi về tình hình tiền lương đối với các sản phẩm và dịch vụ công ích hiện nay, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương cho biết, thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ chuyên ngành đã ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công để xác định chi phí tính tiền lương trong các đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích. Tuy nhiên có một số hạn chế như: Các định mức hầu hết được xây dựng trên 10 năm, quá lạc hậu so với trình độ công nghệ hiện đại; Quy định về xác định chi phí tiền lương trong các Thông tư của các Bộ khác nhau dẫn đến việc xác định tiền lương cho các sản phẩm này tại các địa phương không có sự đồng thuận với các cơ quan trung ương. Để thống nhất, Bộ LĐ-TBXH đề xuất 2 phương án nhằm xây dựng quy định một số thông số chung về tiền lương để tính chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm dịch vụ công ích: 1. Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi phí tiền lương; 2. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ LĐ-TBXH ban hành Thông tư/ Thông tư liên tịch hướng dẫn chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm dịch vụ công ích làm cơ sở để các Bộ chuyên ngành và UBND các tỉnh ban hành sản phẩm dịch vụ công ích theo thẩm quyền. Trong đó, tiền lương do Nhà nước quy định bao gồm: hệ số cấp bậc công việc bình quân, mức lương thấp nhất và hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa, tùy theo điều kiện cụ thể và định mức kinh tế kỹ thuật, các Bộ, ngành địa phương quyết định việc áp dụng tiền lương để tính đơn giá sản phẩm. Các Bộ chuyên ngành tiến hành rà soát , điều chỉnh lại các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, trước mắt là các định mức quá lạc hậu.

Tại hội nghị, các đại biểu trao đổi và tích cực đóng góp ý kiến cho đề xuất của Bộ LĐ-TBXH. Đa số các ý kiến đồng tình với việc cần thiết xây dựng một định mức và thông số thống nhất nhằm tính chi phí tiền lương trong đơn giá các sản phẩm, đồng thời ủng hộ phương án Bộ LĐ-TBXH phối hợp với các Bộ, ban, ngành liên quan ban hành Thông tư/ Thông tư liên tịch hướng dẫn chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm dịch vụ công ích làm cơ sở để các Bộ chuyên ngành và UBND các tỉnh ban hành sản phẩm dịch vụ công ích theo thẩm quyền. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng cần cân nhắc và nghiên cứu thêm về các hệ số điều chỉnh lương: mức lương thấp nhất và cao nhất của nhóm sản phẩm, dịch vụ công ích; hệ số điều chỉnh lương tăng thêm áp dụng cho từng vùng, miền…
Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Minh Huân yêu cầu Vụ Lao động – Tiền lương xây dựng Báo cáo trình Chính phủ về tình hình thực tế đang vướng mắc của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị đang tham gia sản xuất các sản phẩm và dịch vụ công ích. Từ đó, đề xuất khung pháp lý tạm thời để giải quyết các vướng mắc. Trong quá trình triển khai, nên trưng cầu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện cho báo cáo trình Chính phủ…

 

Nguồn:  www.molisa.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay1,048
  • Tháng hiện tại42,579
  • Tổng lượt truy cập3,873,832
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây