Hướng dẫn tuyển và quản lý lao động

Thứ tư - 01/10/2014 14:35 793 0
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.

 

Thông tư này hướng dẫn thực hiện về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, tuyển lao động, báo cáo sử dụng lao động, lập và quản lý sổ quản lý lao động theo quy định tại Nghị định số 03/2014/NĐ-CP.

Chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm

Thông tư quy định, số người lao động có việc làm tăng thêm quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP là số người chênh lệch tăng hoặc giảm giữa số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo trước.

Số người lao động có việc làm tăng thêm được chia theo khu vực thành thị, nông thôn; nhóm ngành kinh tế; giới tính.

Số người lao động có việc làm tăng thêm được tổng hợp từ thông tin về việc làm của người lao động cư trú hợp pháp trên địa bàn theo quy định của pháp luật về thông tin thị trường lao động.
Hàng năm, UBND cấp tỉnh tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo vệc làm tăng thêm tại địa phương báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15/12 theo mẫu.

Tuyển, quản lý lao động

Thông tư cũng quy định, việc thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động và kết quả tuyển lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau: a- Niêm yết tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện nơi tuyển lao động; b- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động sau đây: Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm, lý do; số giờ làm thêm; hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động đúng mục đích và xuất trình khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước có liên quan yêu cầu.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2014.

Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thành lập và hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

 

Nguồn:  www.molisa.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay3,075
  • Tháng hiện tại49,609
  • Tổng lượt truy cập3,812,072
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây