Tọa đàm cấp cao bàn giải pháp tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo

Thứ ba - 22/10/2013 15:10 828 0
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, ngày 17/10/2013, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (UBQG) tổ chức Lễ kỷ niệm và Tọa đàm cấp cao bàn giải pháp tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.
 
 


Tham dự buổi lễ có  Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Trương Mỹ Hoa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết,  Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo đại diện một số bộ, ban ngành và UBND một số  tỉnh, thành phố trung ương, các đồng chí lãnh đạo và thành viên UBQG qua các thời kỳ, bà Prratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp quốc tại Việt Nam, các vị đại sứ và các đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Có thể nói, Lễ Kỷ niệm và Tọa đàm lần này là hoạt động nhằm tạo diễn đàn để các nhà lãnh đạo cấp cao cùng trao đổi, thảo luận về chặng đường 20 năm UBQG hình thành, phát triển, những tác động tích cực đối với sự tiến bộ của phụ nữ ở Việt Nam; thảo luận về những giải pháp nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, đặc biệt là các hoạt động chuẩn bị cho kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp giai đoạn 2016-2021.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng, những thành tích đạt được của UBQG trong suốt 20 năm qua. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: UBQG vì sự tiến bộ phụ nữ đã từng kiện toàn, thực sự trở thành một tổ chức quốc gia đặc biệt của phụ nữ, có vai trò quan trọng trong việc tham mưu đề xuất các chính sách, điều phối các hoạt động liên ngành, tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ, đóng góp tích cực trong việc tăng cường bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong qúa trình đổi mới và hội nhập quốc tế suốt hai thập kỷ qua. Cùng với qúa trình hội nhập, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay cũng đang đòi hỏi cao hơn ở người phụ nữ rất nhiều. Ngoài việc là lao động chính, họ còn có thiên chức của phụ nữ rất nặng nề trong khi trình độ của họ tuy đã được nâng cao những vẫn là những rào cản để giúp họ tiến bộ… Thực trạng này đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp quyết liệt và mang tính đột phá.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Khái quát chặng đường hoạt động 20 năm UBQG, Bộ trưởng, Chủ tịch UBQG Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Kể từ ngày thành lập đến nay, UBQG đã từng bước kiện toàn, phát triển phù hợp với tình hình mới để thực hiện sứ mệnh là một tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nước. Nhìn lại lịch sử phát triển của UBQG có thể điểm qua những dấu mốc quan trọng sau:
Giai đoạn 1993-2001: Trong 8 năm đầu tiên, UBQG với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính là triển khai tổ chức, bộ máy hoạt động và thúc đẩy vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập đã luôn được đánh giá cao trong việc hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và khu vực, sự phối hợp hiệu quả với nhiều cơ quan ban ngành hữu quan kiểm tra việc thực hiệnc ác công ước quốc tế mà Chính phủ đã tham gia; hướng dẫn và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ đến năm 2000.
Giai đoạn 2001-2007: UBQG phát huy vai trò cơ quan điều phối liên ngành và tham gia xây dựng pháp luật về bình đẳng giới. Với sự tham gia của UBQG và nỗ lực của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007.
Giai đoạn 2008 đến nay: UBQG bước vào giai đoạn thúc đẩy thể chế hóa sự nghiệp bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới ra đời đã tạo bước ngoặt quan trọng cho công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở nước ta. Lần đầu tiên ở Việt Nam, Chính phủ đã chính thức giao cho một cơ quan của Chính phủ là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bình đẳng giới. Và để tăng cường hơn nữa sự phối hợp chắt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới và tổ chức phối hợp liên ngành vì sự tiến bộ của phụ nữ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của UBQG, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là Chủ tịch – lần đầu tiên chức danh Chủ tịch UBQG do một thành viên Chính phủ đảm nhận.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Phạm Thị Hải Chuyền khái quát chặng đường hoạt động 20 năm của UBQG.

Với vai trò tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong việc ban hành chính sách đối với phụ nữ, các thành viên UBQG đã tích cực đóng góp ý kiến cùng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 văn bản rất có ý nghĩa đó là Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 1/12/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Đặc biệt, cùng với các cơ quan thành viên khác, UBQG đã trình và được Ban Bí thư đồng ý cho kéo dài tuổi nghỉ hưu lên 60 đối với cán bộ nữ giữ các chức danh Thứ trưởng và tương đương.
Với những nỗ lực của UBQG và các bộ, ngành thành viên, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đến nay đã có những tiến bộ đáng kể. Việt Nam được Liên Hợp quốc đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ với 5/8 mục tiêu cơ bản hoàn thành trước hạn, trong đó có 3 mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Năm 2013, Việt Nam được Liên Hợp quốc đánh giá là quốc gia có chỉ số bất bình đẳng giới, đứng vị trí thứ 48 trong tổng số 148 quốc gia được xếp hạng tốt hơn một số quốc gia trong khu vực có cùng mức độ phát triển con người ở mức trung bình.
Những chỉ số này cho thấy, vị thế, vai trò của phụ nữ Việt Nam đang ngày càng được cải thiện và bình đẳng với nam giới. Cụ thể: Trong lĩnh vực chính trị, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt 11,3% ở cấp tỉnh, 15,5% ở cấp huyện và 17,98% ở cấp xã. Tỷ lệ nữ tham gia Ban chấp hành trung ương Đảng đạt 9%, trong nhiệm kỳ này đã có bước tiến mới, lần thứ hai (kể từ Đại hội Đảng khóa VIII đến nay) có 02 đồng chí nữ tham gia Bộ Chính trị và 01 đồng chí nữ tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo cấp cao được tăng cường với hai nữ ủy viên Bộ Chính trị, 01 nữ Bí thư TW Đảng, 2 Phó Chủ tịch Quốc hội, 1 Phó Chủ tịch nước là nữ. Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội đạt 24,4%, hiện Việt Nam xếp thứ 49 trong tổng số 180 quốc gia được xếp hạng trên thế giới và đứng thứ 2 trong số 8 nước ASEAN có nghị viện về chỉ số này.
Trong lĩnh vực kinh tế - lao động tỷ lệ nữ được tạo việc làm mới hàng năm đạt 48%. Trong lĩnh vục giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, Liên hợp quốc công nhận Việt Nam cơ bản đã xóa bỏ được khoảng cách giới trong các cấp bậc học phổ thông. Đội ngũ nữ trí thức tiếp tục tăng cả về số lượng, chất lượng và được trẻ hóa. Trong lĩnh vực y tế, năm 2012, theo ước tính tỷ số tử vong mẹ liên quan đến thai sản là 64/100.000 trẻ đẻ sống. Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin thể thao, hiện có gần 30% cán bộ nữ làm công tác báo chí chuyên nghiệp trong hơn 700 cơ quan báo chí, thông tấn và hàng trăm đài phát thanh truyền hình từ trung ương tới địa phương. Trong gia đình, người chồng đã chủ biết chia sẻ với vợ mình công việc, chăm sóc con.
Bà Louise Chamberlain, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam gợi ý một số giải pháp thiết thực nhằm đạt được chỉ tiêu đặt ra: “Trong ba cuộc bầu cử trước, chỉ có 32-34% ứng viên là phụ nữ. Một trong những bước cụ thể cần thực hiện là đảm bảo ít nhất 50% ứng cử viên là phụ nữ có trình độ. Điều quan trọng là cần thúc đẩy bình đẳng giới ngay từ những lá phiếu để có thể đạt được chỉ tiêu đề ra”. Bà Chamberlain cũng khuyến nghị hoạch định nhân sự rõ ràng nhằm tăng số lượng nữ tham gia vào các vị trí cấp cao trong Chính phủ và xóa bỏ sự khác biệt tuổi về hưu để đảm bảo bình đẳng về cơ hội việc làm, đào tạo, thăng tiến và đảm bảo việc làm cho phụ nữ. Bà cũng cho rằng nam giới cần chia sẻ công việc gia đình và chăm sóc con cái để phụ nữ có thể tham gia vào các hoạt động chính trị và dịch vụ công.

Theo  www.molisa.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay783
  • Tháng hiện tại53,571
  • Tổng lượt truy cập3,291,156
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây