Hội thảo đổi mới hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em

Thứ tư - 01/11/2017 17:15 886 0
Sáng ngày 30/10/2017, tại Hà Nội, nhằm đánh giá sự cần thiết, vai trò của Quỹ Bảo trợ trẻ em trong việc thực hiện hỗ trợ thực hiện Quyền trẻ em, thống nhất ý kiến để tham mưu, đề xuất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ nội vụ, Bộ Tài chính về mô hình tổ chức và hệ thống của Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tổ chức Hội thảo đổi mới hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em. Tham dự Hội thảo có đồng chí Đào Hồng Lan – Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Lãnh đạo Cục Trẻ em, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và hơn 20 tỉnh/thành phố từ Quảng Ngãi trở ra tham dự Hội thảo.

TE.jpg

Thứ trưởng Đào Hồng Lan phát biểu chỉ đạo tại buổi Hội thảo

Hiện nay, tại một số địa phương, có sự sắp xếp lại về mô hình tổ chức, nhân sự, tài chính (Theo nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập). Việc sắp xếp bộ máy tổ chức, tạm dừng cấp kinh phí nhà nước cho các hoạt động cũng như chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về tổ chức bộ máy Quỹ Bảo trợ trẻ em ở địa phương, gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống của Quỹ Bảo trợ trẻ em. Tại Hội thảo, các đại biểu đã có những tham luận về hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tại địa phương, đồng thời đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác tổ chức, huy động động nguồn lực để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đại diện các đơn vị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã đóng góp những ý kiến về chuyên môn, đề xuất những điều kiện cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ, trong thời gian tới, các địa phương cần chủ động đánh giá lại mô hình và hoạt động chung, đưa ra những đề xuất để xây dựng các dịch vụ sự nghiệp hoặc phát triển các dịch vụ sự nghiệp có sẵn; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cần chủ động tham mưu, đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền, chuyên môn, đồng thời phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ rà soát, sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Thứ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định cần phải bảo vệ hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em, xây dựng mô hình về tổ chức, hoạt động phù hợp tại Trung ương và các địa phương.

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là Quỹ duy nhất của Nhà nước được thành lập tháng 5 năm 1992 theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, có nhiệm vụ vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu vì trẻ em của Chính Phủ. Hiện nay, Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ BTTEVN.

Theo Luật Trẻ em được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 05/04/2016 và có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, điều 95 đã quy định: Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết cho các mục tiêu thực hiện các quyền trẻ em của nhà nước. Việc vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em phải đúng mục đích, theo quy định pháp luật về quản lý tài chính”.

Từ khi thành lập đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã vận động được trên 5.500 tỷ đồng, giúp  trên 30 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các hoạt động của Quỹ BTTEVN nhằm góp phần cùng ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em… Với những kết quả đã đạt được, Quỹ BTTEVN xứng đáng với những phần thưởng cao quý của Đảng, Chính phủ trao tặng như Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, hạng Nhất; Cờ Thi đua Chính phủ; Bằng khen  của Thủ tướng Chính phủ…

(Theo www.molisa.gov.vn)


  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay3,145
  • Tháng hiện tại49,679
  • Tổng lượt truy cập3,812,142
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây