Phát triển phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam

Thứ ba - 09/07/2013 17:20 807 0
Trong 2 ngày 4 và 5/7, tại thành phố Ninh Bình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Caritas (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo Phát triển phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm tham dự và chủ trì hội thảo.

 

Tham dự còn có lãnh đạo Cục Bảo trợ Xã hội, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Phát triển Châu Á-Thái Bình Dương về Người khuyết tật (APCD), Quĩ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (Unicef), các tổ chức hoạt động về người khuyết tật của Việt Nam, quốc tế, đại diện một số Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành....

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật (chiếm 7,8% dân số), trong đó có 87,27% người khuyết tật sống ở nông thôn. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến công tác trợ giúp người khuyết tật và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Pháp lệnh Người khuyết tật  được nâng lên thành Luật Người khuyết tật (năm 2010). Hệ thống chính sách trợ giúp NKT ngày càng hoàn thiện  bảo đảm phạm vi trợ giúp ngày càng mở rộng, bao quát các khía cạnh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật, bao gồm cả y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, BTXH,  văn hóa thể thao, công trình công cộng… Các chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật của Nhà nước ngày càng được quan tâm, thúc đẩy với sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương. Các mô hình chăm sóc NKT ngày càng  phong phú, từ mô hình  dạy nghề, sinh kế, chăm sóc y tế, giáo dục… Số lượng người khuyết tât được sự  trợ giúp ngày càng tăng, đời sống của đại bộ phận người khuyết tật được nâng lên rõ rệt thông qua các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của gia đình, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Số người khuyết tật được trợ cấp xã hội tăng nhanh và mức trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh cao hơn. Nhiều người khuyết tật được hỗ trợ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp, được vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm, XĐGN, học nghề, được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất- kinh doanh.
Cùng với sự thay đổi và phát triển kinh tế-xã hội, nhận thức về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) cũng đã có những điều chỉnh từ cách tiếp cận đến thực hành phù hợp với bối cảnh từng giai đoạn. Vấn đề này được Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng dựa trên Tuyên bố Alma-Ata năm 1978. Sau hơn 30 năm, thông qua sự nỗ lực hợp tác của các tổ chức khác của Liên Hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức của người khuyết tật, PHCNDVCĐ đã mở ra một chiến lược đa ngành để giải quyết  nhu cầu đa dạng hơn của người khuyết tật (NKT), đảm bảo sự tham gia và hòa nhập trong xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của NKT.
Nhằm giúp cho các nước có một tài liệu tham khảo trong thực tế triển khai PHCNDVCĐ, 3 tổ chức lớn của Liên hợp quốc gồm WHO, ILO và UNESCO cùng với các cơ quan liên quan đã dày công xây dựng cuốn “Hướng dẫn về PHCNDVCĐ”, chính thức được phát hành năm 2010. Tài liệu này đang được Tổ chức Caritas Đức hỗ trợ Bộ LĐTBXH dịch sang tiếng Việt và in để phát cho các tổ chức, các địa phương sử dụng. Tại Việt Nam, vấn đề này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1987. Từ đó đến nay, PHCNDVCĐ luôn chứng tỏ đây là một trong những chiến lược quan trọng góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến khuyết tật. Luật Người khuyết tật, Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2012-2020 của Chính phủ cũng xác định PHCNDVCĐ là một nội dung chủ yếu của Đề án. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, PHCNDVCĐ đã đưa lại nhiều thành tựu và kết quả tích cực, trong đó đáng kể nhất là góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về khuyết tật, từ đó giảm kỳ thị, phân biệt đối xử NKT. Hàng triệu lượt NKT đã được hỗ trợ để cải thiện chức năng, nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập xã hội.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, bên cạnh những thành tựu nhất định về chăm sóc, phục hồi chức năng cho NKT, hiện công tác PHCNDVCĐ tại Việt Nam cũng còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là, thiếu tính toàn diện và sự gắn kết và phối hợp đa ngành. Người khuyết tật còn quá thụ động và sự tham gia vào chương trình còn ở mức thấp trong khi bản thân và gia đình họ được xem là yếu tố hạt nhân của mọi can thiệp. Có nhiều nguyên nhân gây lên tình trạng này nhưng  quan trọng nhất được xem xét từ phía bên cung cấp dịch vụ và hưởng lợi. Về phía cộng đồng và các bên liên quan cung cấp dịch vụ, họ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò bình đẳng của người khuyết tật trong sự phát triển chung cũng như những hỗ trợ liên quan đến người khuyết tật. Về phía các ban ngành, chưa có sự thống nhất và hài hòa trong nhận thức, quan điểm về PHCNDVCĐ của các bên liên quan. Mặc dù PHCNDVCĐ không còn là mới mẻ ở Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá tổng thể về hoạt động PHCNDVCĐ trên phạm vi toàn quốc, thiếu các cơ hội để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thực hành về PHCNDVCĐ, do đó thiếu những bằng chứng để hoạch định chính sách và nhân rộng những thực hành tốt về PHCNDVCĐ. Việc cập nhật các thông tin, hướng dẫn về PHCNDVCĐ và các chính sách quốc tế có liên quan còn rất hạn chế, nhất là với các địa phương.
Do vậy, mục tiêu của hội thảo là nhằm:
- Tăng cường chia sẻ hiểu biết, nhận thức về PHCNDVCĐ tại Việt Nam và thế giới để tiến tới đạt được sự thống nhất chung về quan điểm, nguyên tắc, nội dung PHCNDVCĐ trên cơ sở tài liệu hướng dẫn PHCNDVCĐ  của quốc tế. Tài liệu hướng dẫn này cùng với các báo cáo mới nhất của WHO về tình hình khuyết tật sẽ được trình bày và thảo luận tại Hội thảo.
- Chia sẻ các bài học kinh nghiệm, thực hành tốt và bằng chứng về PHCNDVCĐ (theo các nhóm chuyên đề) tại Việt Nam. Trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm, việc hình thành mạng lưới PHCNDVCĐ tại Việt Nam để thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, học tập giữa các bên liên quan là một kết quả mong đợi quan trọng của mục tiêu này.
- Trao đổi, thảo luận nhằm hướng tới các định hướng chính sách, áp dụng PHCNDVCĐ trong các chương trình, Đề án hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam. Trong đó kế hoạch lồng ghép PHCNDVCĐ vào các nội dung hoạt động của Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012-2020 là các kết quả mong đợi quan trọng.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế đã chia sẻ và thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan đến người khuyết tật và phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng như: Nhận thức về khuyết tật; phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và phát triển hòa nhập; tổng quan về người khuyêt tật và dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam; quá trình phát triển và tương lai PHCNDVCĐ tại Việt Nam; mạng lưới CBR thế giới, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ; các vấn đề y tế, giáo dục, việc làm - sinh kế, trợ giúp xã hội, nâng cao năng lực NKT và phát triển tổ chức của NKT... 
 (www.molisa.gov.vn

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay3,288
  • Tháng hiện tại49,822
  • Tổng lượt truy cập3,812,285
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây