Theo báo cáo trên, đã có 38 quốc gia hoàn thành các mục tiêu trên, trong đó có việc cắt giảm một nửa tỷ lệ người nghèo đói vào năm 2015. Riêng Việt Nam hoàn thành mục tiêu giảm 50% số người thiếu ăn trong các giai đoạn 1990-1992 và 2010-2012.
Những cánh đồng bát ngát bội thu ở Kiên Giang.
Theo báo cáo trên, đã có 38 quốc gia hoàn thành các mục tiêu trên, trong đó có việc cắt giảm một nửa tỷ lệ người nghèo đói vào năm 2015. Riêng Việt Nam hoàn thành mục tiêu giảm 50% số người thiếu ăn trong các giai đoạn 1990-1992 và 2010-2012.
Tổng Giám đốc FAO José Graziano da Silva đánh giá cao thành công của các nước trên, đồng thời khẳng định, với thành công ấy, các quốc gia đang hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Theo ông, sự thành công đó là minh chứng cho ý chí chính trị mạnh mẽ và sự điều phối, phối hợp chặt chẽ trong chính sách xóa đói, giảm nghèo; và tất cả những điều này đã được thể hiện qua việc các nước đạt tốc độ giảm nhanh và bền vững tình trạng thiếu đói.
Tổng Giám đốc da Silva cũng cho biết, vào ngày 16/6 tới, FAO sẽ tổ chức buổi lễ vinh danh 38 quốc gia trên tại thủ đô Roma của Italy. Ông kêu gọi các quốc gia này tiếp tục giữ đà tiến, hướng tới việc xóa bỏ hoàn toàn tình trạng đói nghèo theo sáng kiến “Không đói nghèo” do Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát động lần đầu tiên tại Hội nghị phát triển bền vững ở Brazil tháng 6-2012.
Theo số liệu thống kê của FAO, mặc dù số người nghèo đói trên toàn cầu đã giảm trong thập kỷ qua nhưng vẫn còn tới 870 triệu người thiếu ăn và hàng triệu người khác thiếu vitamin, khoáng chất, trong đó có rất nhiều trẻ em.
Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) kêu gọi các nước giảm tỷ lệ người có thu nhập bình quân dưới 1,25 USD/ngày và tăng cường tạo công ăn việc làm cho những người thu nhập thấp.
(www.molisa.gov.vn)