Hướng dẫn Thực hiện Quyết định 17/2021/QĐ-UBND ngày 30/8/2021

Thứ tư - 01/09/2021 17:00 1.395 0
Hướng dẫn số 3078/HD-SLĐTBXH ngày 01/9/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tây Ninh về việc hướng dẫnchính sách hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Để thống nhất triển khai chính sách hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Quyết định của UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

1. Tiêu chí hỗ trợ

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị  mất việc làm, do phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong toả hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021, cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

 2. Đối tượng áp dụng: Lao động tự do thực hiện một trong các công việc sau:

- Thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hoá bằng xe 02 bánh, 03 bánh, xe tải nhỏ từ 2 tấn trở xuống; lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 02 bánh;

- Bán lẻ vé số xổ số kiến thiết;

- Bán hàng rong, sửa chữa đồ gia dụng, buôn bán nhỏ lẻ.

- Lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục tư thục, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập ký hợp đồng khoán việc có quyết định thôi việc;

- Lao động tự do trong các lĩnh vực: ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khoẻ (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, internet, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, phòng tập gym, thể dục thể thao), lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng.

- Người lao động làm thuê trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Bao gồm: người làm thuê các công việc trong trồng trọt, chăn nuôi; chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản.

- Người lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Bao gồm: người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc, công nhật, học việc, thử việc (gọi chung là người làm việc không có bảo hiểm xã hội bắt buộc) trong các doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh, Trang trại.

- Người lao động tự do làm việc trong các lĩnh vực khác phải tạm dừng công việc theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid – 19 của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bao gồm: Tài xế, phụ xế lái xe chở khách thuê; Buôn gánh bán bưng; phụ mua bán trong các sạp chợ; phục vụ nhà hàng hiếu hỉ; người tự làm hoặc làm thuê thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất nhỏ lẻ.

3. Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người đối với người lao động có thời gian nghỉ việc, mất việc làm từ 15 ngày trở lên (chỉ hỗ trợ 1 lần cho 1 người)

4. Hồ sơ đề nghị:  Người lao động gửi đơn đề nghị (theo Mẫu số 01a) đến Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) trước ngày 31 tháng 12 năm 2021. Trường hợp:

- Người lao động làm thuê trong các cơ sở, hộ kinh doanh phải có xác nhận của chủ cơ sở (theo Mẫu số 02),

-  Người lao động có nơi thường trú hoặc tạm trú không trong phạm vi tỉnh Tây Ninh phải cam kết không lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ hỗ trợ tại nơi khác nơi người lao động đang thường trú, tạm trú (theo Mẫu giấy cam kết).

5. Trình tự, thủ tục

- Trong 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nội dung như sau:

+ Tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ (theo Mẫu số 03a) với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội;

+ Công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc;

+ Tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (thông qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).

- Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội);

  • Trong 03 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
  • Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc

6. Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ: UBND cấp xã

7. Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh.

8. Một số lưu ý:

- Thống nhất ghi nội dung tên nghề của người lao động:

+ Đối với công việc trước khi mất việc làm trong Mẫu số 01(nay là Mẫu số 01a): ghi cụ thể tên công việc của người lao động, trường hợp làm thuê phải ghi tên doanh nghiệp, tên cơ sở hoặc tên người chủ thuê.

+ Đối với cột "công việc cụ thể" thuộc Mẫu số 03 (nay là Mẫu số 03a): ghi tên công việc ngắn gọn theo đúng nhóm công việc tại mục 2 Hướng dẫn này.

- Người lao động làm thuê cho các cơ sở có địa điểm ngoài tỉnh không bắt buộc áp dụng mẫu 02.

- Đối với đối tượng người lao động làm nghề bán lẻ vé số xổ số kiến thiết, UBND cấp xã lập danh sách riêng với các đối tượng người lao động tự do khác.


Toàn văn Hướng dẫn số 3078/HD-SLĐTBXH ngày 01/9/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tây Ninh: Hướng dẫn thực hiện QĐ 17.UBND tỉnh_Signed.pdf

Biểu mẫu 01a (Dành cho người lao động không có giao kết hợp đng lao động bị mt việc làm): mẫu 1a. đơn đề nghị. -theo QĐ 17.docx

Biễu mẫu 03a (Dành cho UBND xã, phường, thị trấn)mau 3a. UBND cấp xã - theo QĐ 17.doc




  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay730
  • Tháng hiện tại42,409
  • Tổng lượt truy cập3,337,942
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây