Tập trung các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số

Thứ tư - 14/09/2022 16:06 183 0
100% hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Tập trung các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số

 

Người dân bấm số thứ tự để vào làm thủ tục tại bộ phận Một cửa thị xã Hoà Thành.

Trong phát triển chính quyền số, đến nay, tỉnh đã xây dựng một số hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh như hệ thống văn phòng điện tử tập trung (eGov) đáp ứng các yêu cầu mới của các cơ quan Trung ương, ký số trên thiết bị di động…

Hệ thống một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến được nâng cấp thành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thống nhất trên địa bàn tỉnh (dự kiến hoàn thành trong quý III.2022), hệ thống kết nối khai thác cơ sở dữ liệu dân cư và một số dữ liệu khác của các cơ quan Trung ương.

Cổng thông tin điện tử tỉnh và các Cổng thành phần cho các sở, ngành, UBND cấp huyện (28 đơn vị) được duy trì hoạt động, bảo đảm việc cung cấp đầy đủ các nội dung theo quy định.

Các địa phương cùng vào cuộc

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu- Phó Chủ tịch UBND TP. Tây Ninh, UBND Thành phố đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi số thành phố Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, trong đó, tập trung vào việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật số, ứng dụng các hệ thống nền tảng cũng như số hoá dữ liệu đầu vào, dữ liệu cơ sở để công tác chuyển đổi số được liên tục, ổn định, chính xác, tạo bước đột phá trong cải cách hành chính (CCHC).

Một số cơ quan, đơn vị Thành phố triển khai các phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn điển hình như: ngành Công an triển khai cấp căn cước công dân điện tử, tài khoản định danh điện tử, các dữ liệu về dân cư có liên quan; lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội triển khai thực hiện chuẩn hoá, làm sạch dữ liệu và cập nhật dữ liệu trẻ em vào phần mềm quản lý thông tin trẻ em; ngành Y tế có thông tin về dữ liệu tiêm chủng; ngành Giáo dục có nhiều hệ thống phần mềm học trực tuyến để khi có sự cố như trong thời gian phòng, chống dịch thì ứng dụng được công nghệ thông tin để duy trì và tiếp tục các hoạt động học tập của học sinh, bảo đảm không bị gián đoạn bởi tình hình dịch bệnh.

“Qua đó, chúng ta có thể thấy được giá trị cũng như hiệu quả việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan chính quyền. Đây cũng là một trong những thế mạnh để lưu trữ một cách bài bản, chính xác, truy xuất dữ liệu nhanh chóng, ổn định hơn khi cần; là một công cụ hiệu quả để lãnh đạo Thành phố, các phòng, ban theo dõi, tổng hợp cũng như đánh giá hiệu quả công việc một cách chính xác hơn”- ông Hiếu nói.

Hiện nay, công tác sử dụng, ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống văn bản được triển khai từ Trung ương đến địa phương. Trên cơ sở đó, Thành phố có định hướng giám sát chặt chẽ hệ thống này để bảo đảm công việc thực hiện một cách trôi chảy, góp phần tăng hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cán bộ, đẩy nhanh tiến độ công việc. Đồng thời, giúp cho công chức có trách nhiệm, có khả năng quản lý công việc tốt hơn, hiệu quả hơn, tránh việc hồ sơ trễ hẹn.

Trên địa bàn thành phố Tây Ninh, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai cho tất cả các phường, xã với 10 điểm phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến giúp cán bộ, công chức không phải đi lại nhiều. Mọi công việc được triển khai nhanh chóng, hiệu quả, phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần cải cách hành chính. Bên cạnh đó, thực hiện phần mềm họp không giấy phục vụ hội nghị hoặc họp triển khai công việc nội vụ cơ quan cũng góp phần quan trọng trong CCHC, tiết kiệm thời gian và cắt giảm những chi phí không cần thiết.

Ông Hiếu cho biết thêm: “Công tác chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy áp dụng công nghệ là thiết thực, dễ thực hiện. Thành phố đã thành lập 10 Tổ công nghệ số cộng đồng ở 10 phường, xã. Qua đó, tiếp cận, vận động và hướng dẫn người dân cùng với chính quyền tham gia vào công cuộc chuyển đổi số của Thành phố, hướng dẫn người dân tạo các tài khoản thanh toán trực tuyến để thực hiện các TTHC”.

Dự kiến Thành phố sẽ tổ chức một số điểm wifi công cộng, tập trung ở các địa phương có hạ tầng xã hội còn hạn chế, ở khu dân cư. Bên cạnh đó là hỗ trợ những thiết bị điện tử tại văn phòng Một cửa tại phường, xã; tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho cán bộ công chức.

 Thành phố Tây Ninh được tỉnh cho phép thí điểm (là 1 trong 2 đơn vị thí điểm) Trung tâm điều hành thông minh IOC. Hiện nay, Thành phố đang xây dựng đề án trình UBND tỉnh phê duyệt, nếu đề án được thông qua, Thành phố sẽ có một Trung tâm điều hành thông minh, trong đó, có khoảng 6-8 phân hệ gắn với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Qua đó, tăng cường chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

 

Người dân đến làm thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phường 1, TP. Tây Ninh.

Thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đối với dịch vụ công trực tuyến, đến cuối năm 2021, đã tích hợp 1.000/1.818 thủ tục (dịch vụ công mức độ 4) lên Cổng dịch vụ công quốc gia. 100% hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Đến tháng 7.2022, còn 961/1.818 thủ tục do một số dịch vụ công không đáp ứng yêu cầu mức độ 4 theo rà soát của Văn phòng Chính phủ.

Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC được thực hiện trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích và Cổng hành chính công trên Zalo. Các hồ sơ tiếp nhận trực tuyến được liên thông tới hệ thống một cửa điện tử để cơ quan chuyên môn xử lý.

Ngoài ra, tỉnh còn triển khai các giải pháp nhằm tăng cường giao tiếp giữa người dân và chính quyền tỉnh thông qua các kênh Zalo OA, ứng dụng Tây Ninh Smart, hệ thống tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp… Kết quả, đến tháng 8.2022, có 90.413 tài khoản đăng ký trên ứng dụng Tây Ninh Smart.

Trên cơ sở chỉ đạo của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số, hướng dẫn của Bộ TT&TT, tỉnh đã triển khai thí điểm Tổ công nghệ số cộng đồng, cụ thể: mỗi ấp/khu phố, tổ dân phố/tổ tự quản có thể thành lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng; mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có thể gồm trưởng ấp/khu phố, tổ trưởng tổ dân phố/tổ tự quản và nhân sự khác. Hiện nay, đã thành lập 493 Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Trung Hiếu- Phó Giám đốc Sở TT&TT cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành của nhiều sở, ngành còn khó khăn do một số bộ, ngành ở Trung ương chưa có hướng dẫn về các tiêu chí, chỉ tiêu quản lý ngành cần số hoá.

Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức am hiểu về lĩnh vực chuyển đổi số có khả năng tham mưu công tác chuyển đổi số của tỉnh còn thiếu và yếu, trong khi việc chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số rất nhiều nên còn chậm trễ trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, nhất là lĩnh vực còn mới như phát triển kinh tế số…

Hiện nay, tỉnh chưa ban hành chính sách hỗ trợ cho lực lượng công nghệ thông tin về chuyên trách và kiêm nhiệm. Mức lương cho nhân sự phụ trách công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước rất thấp so với bên ngoài Nhà nước. Do đó, khó thu hút được nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin vào các cơ quan Nhà nước để triển khai công tác chuyển đổi số. Ngoài ra, sự tham gia sử dụng các nền tảng, giải pháp số của người dân nhìn chung còn hạn chế do công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chưa mạnh mẽ; trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông chưa đáp ứng kịp sự phát triển về công nghệ.

Trong thời gian tới, Sở TT&TT tăng cường tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Nhà nước các cấp về chính quyền số, kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh và bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức hằng năm để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.

Bên cạnh đó, Sở sẽ kiến nghị UBND tỉnh quan tâm, tăng thêm biên chế có trình độ công nghệ thông tin để bố trí cho các sở, ngành và địa phương tham mưu về công tác chuyển đổi số; tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách, chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng nhằm thu hút được lao động giỏi về công nghệ thông tin, phục vụ việc chuyển đổi số của tỉnh.

Kiến nghị Bộ TT&TT phối hợp với các bộ, ngành ban hành định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành và cơ chế chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành cho địa phương khai thác, sử dụng. Tiếp tục triển khai nhân rộng Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh: hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, trao đổi thường xuyên, nhiều lần để Tổ công nghệ số cộng đồng thành thạo các bước cài đặt, hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ giải đáp thắc mắc về nền tảng số, công nghệ số để lan toả, hướng dẫn đến người dân.

Tác giả: S? lao ??ng Qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay261
  • Tháng hiện tại38,956
  • Tổng lượt truy cập3,870,209
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây