UBND tỉnh: Chỉ đạo thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn Tây Ninh

Thứ tư - 14/09/2022 16:05 185 0
UBND tỉnh vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Theo đó, UBND tỉnh cho biết, ngày 9.6.2022, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản chỉ đạo về việc tập trung thúc đẩy sử dụng các nền tảng số trên địa bàn trong năm 2022. Để triển khai có hiệu quả việc sử dụng các nền tảng số trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 26.4.2022 về phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp và nhiệm vụ.

Cụ thể, về thúc đẩy sử dụng các nền tảng số dùng chung trên địa bàn tỉnh, đối với nền tảng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, UBND tỉnh yêu cầu hoàn thiện nâng cấp nền tảng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh trên cơ sở hợp nhất của Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh và hoàn thành trong năm 2022.

Đối với nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới, cần nâng cấp, bổ sung nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới cho phép họp trực tuyến linh hoạt đến từng thiết bị cá nhân của người tham gia, kết nối thông suốt, đồng bộ với hệ thống họp trực tuyến đã có ở các cơ quan, tổ chức.

Hệ thống đáp ứng theo yêu cầu tại công văn ngày 2.8.2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố tài liệu hướng dẫn việc xây dựng, triển khai hạ tầng mạng và hệ thống thiết bị; tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối các hệ thống hội nghị truyền hình; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các cuộc họp trực tuyến và quyết định của Bộ TT&TT ngày 28.1.2022 về việc ban hành bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật tối thiểu nền tảng họp trực tuyến, hoàn thành trong năm 2023.

Đối với nền tảng bản đồ số dùng chung của tỉnh, cần xây dựng nền tảng bản đồ số dùng chung của tỉnh, cung cấp giao diện lập trình ứng dụng (APIs) có thể tích hợp vào nhiều ứng dụng khác nhau phục vụ bài toán quản lý nhà nước liên quan đến bản đồ số. Thời gian hoàn thành trong năm 2023.

Về nền tảng điện toán đám mây, UBND tỉnh chỉ đạo nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2021 và văn bản số ngày 19.6.2020 của Cục An toàn thông tin về hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho Trung tâm dữ liệu phục vụ chính phủ điện tử, đồng thời, bảo đảm nhân lực quản trị, vận hành chuyên nghiệp, hoàn thành trong năm 2023.

Đồng thời nghiên cứu từng bước chuyển dần sang thuê nền tảng điện toán đám mây cho các nền tảng số dùng chung quan trọng của tỉnh yêu cầu vận hành thông suốt 24/7, thời gian hoàn thành giai đoạn 2025-2030.

Đối với nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung của tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu đóng vai trò như một kho lưu trữ dữ liệu tập trung để lưu trữ dữ liệu trên quy mô lớn, bao gồm cả dữ liệu phi cấu trúc và dữ liệu có cấu trúc từ nhiều nguồn.

Lưu trữ dữ liệu cho các phân tích trong tương lai hoặc thời gian thực. Nền tảng cung cấp các công cụ phục vụ phân tích dữ liệu, hoàn thành trong năm 2024. Về nền tảng Trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng (SOC), cần nâng cấp nền tảng SOC của tỉnh đáp ứng theo hướng dẫn tại công văn ngày 4.9.2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức nhà nước.

Bảo đảm hệ thống SOC của tỉnh đáp ứng yêu cầu giám sát, kết nối, chia sẻ thông tin, góp phần bảo đảm an toàn thông tin mạng; giúp địa phương rút ngắn 90% khối lượng và thời gian triển khai mô hình “4 lớp”; nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các chủ quản hệ thống thông tin, hoàn thành trong năm 2024.

Về nền tảng quản trị tổng thể cấp tỉnh, cần xây dựng nền tảng quản trị tổng thể của tỉnh cho phép người sử dụng (toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã) đăng nhập một lần, trải nghiệm xuyên suốt, đồng bộ các chức năng về thư điện tử, văn bản điện tử, lịch làm việc, họp trực tuyến, đôn đốc, nhắc việc, chia sẻ tệp tin và các chức năng khác hỗ trợ công vụ. Nền tảng có khả năng thấu hiểu hành vi của từng người sử dụng, qua đó, hỗ trợ người sử dụng nâng cao hiệu suất, chất lượng giải quyết công việc, hoàn thành trong năm 2024.

Đối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh, cần nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị trong nội bộ của tỉnh và đóng vai trò là đầu mối kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống bên ngoài, như: cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư. Thời gian hoàn thành trong năm 2024.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng chỉ đạo tập trung phát triển nền tảng Trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC), nền tảng giám sát dữ liệu trực tuyến, nền tảng trợ lý ảo, nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCS), nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân, triển khai sử dụng hiệu quả các nền tảng CSDL quốc gia, nền tảng kinh tế số, nền tảng xã hội số.

(Nguồn: baotayninh.vn) 

Tác giả: S? lao ??ng Qu?n tr?

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm50
  • Hôm nay846
  • Tháng hiện tại39,541
  • Tổng lượt truy cập3,870,794
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây