Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội người mù Việt Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cũng được mời làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia.
Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác người khuyết tật.
Cụ thể, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam nghiên cứu, đề xuất phương hướng, kế hoạch 5 năm và hàng năm, nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện công tác người khuyết tật; chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện công tác người khuyết tật.
Bên cạnh đó, Ủy ban chỉ đạo thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về người khuyết tật; thúc đẩy thực hiện Công ước của liên hợp quốc về quyền người khuyết tật và các khuyến nghị thập kỷ châu Á - Thái Bình Dương về người khuyết tật; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Luật Người khuyết tật và các chế độ, chính sách hỗ trợ người khuyết tật, người làm công tác người khuyết tật...
Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Ủy ban.
Ý kiến bạn đọc