PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương phát biểu tại Hội thảo
Những năm qua, người khuyết tật luôn là một trong những đối tượng chính nằm trong sự quan tâm của hệ thống An sinh xã hội Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ bởi, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến cộng đồng những người khuyết tật bằng chính sách và chế độ cụ thể và thiết thực. Hệ thống luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật ngày càng được hoàn thiện
Hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam có chức năng đảm bảo thu nhập ở mức tối thiểu, trong đó, đảm bảo quỳên sống tối thiểu của con người nhằm bảo vệ con người khỏi bị đói nghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn; nâng cao năng lực quản lý rủi ro, hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, giúp họ vượt qua khủng hoảng; Phân phối hợp thu nhập được điều tiết thông qua hệ thống thuế và các chính sách BHXH, BHTN, BHYT; Thúc đẩy việc làm bền vững; Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đẩy gắn kết và phát triển xã hội.
Ở Việt Nam, NKT đa phần sống ở vùng nông thôn và có hòan cảnh khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ văn hóa, đào tạo thấp, ít có điều kiện chăm sóc sức khoẻ và vui chơi...Theo đó, hệ thống ASXH cho NKT bao gồm các chính sách trợ gíup xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em và người cao tuổi khuyết tật; chính sách thị trường lai động chủ động, thụ động và dịch vụ xã hội cơ bản cho lao động là NKT...sẽ là cơ hội gíup cho họ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, hòa nhập cộng đồng và có nhiều cơ hội bình đẳng hơn trong cuộc sống.
PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam luôn đảm bảo thực hiện quỳên của NKT và luôn nhìn nhận họ là một bộ phận của nguồn nhân lực, tạo một môi trường bình đẳng và không rào cản tiếp cận cho NKT; Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc đời sống, giáo dục, y tế, giao thông, công nghệ thông tin...Cùng với đó là cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hệ thống giám sát, thực thi cũng như xã hội hóa, phân cấp và tăng cường sự tham gia của NKT.
Theo thống kê, đã có 800.000 NKT được trợ cấp cấp xã hội hàng tháng, nuôi dưỡng tập trung cho trên 10.000 NKT trong các cơ sở Bảo trợ cấp Xã hội trên Tòan quốc . Đồng thời, thành lập nhiều mô hình dạy nghề, đào tạo việc làm hiệu quả ở các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình dành cho NKT; 100% NKT nặng và đặc biệt nặng được miễn giảm giá vé, phí tham gia giao tbông công cộng, các hoạt động văn hóa ở các cơ sở văn hóa, du lịch có thu phí. Hệ thống hạ tầng, công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin đã từng bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp dần nhằm đảm bảo điều kiện tiếp cận và sử dụng của NKT.
Tuy nhiên, công tác chăm lo cho người khuyết tật cũng còn gặp nhiều khó khăn. Đó là vẫn tồn tại những định kiến nhất định cản trở sự hòa nhập và đóng góp cho xã hội của người khuyết tật. Một số phong trào, hoạt động trợ giúp người khuyết tật còn hình thức, thiếu bền vững. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ người khuyết tật từ trung ương đến địa phương chưa được thường xuyên, việc điều phối còn chưa kịp thời và kém hiệu quả. Chưa có nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút lao động là người khuyết tật...
Tại Hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thúc đẩy hòa nhập xã hội và cơ hội việc làm cho NKT; vai trò của khu vực công, khu vực tư nhân, của đoàn thể, các nhóm tự lực và vai trò của NKT trong thực thi các chính sách về ASXH cho NKT. Đồng thời, đưa ra những định hướng cụ thể cho việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định không phù hợp liên quan đến người khuyết tật, nhất là trong dạy nghề và việc làm, giáo dục hòa nhập, chăm sóc sức khỏe; gắn dạy nghề với tạo việc làm.
(Nguồn: www.molisa.gov.vn)