Nâng độ tuổi góp phần chăm sóc trẻ em đầy đủ và toàn diện hơn

Thứ hai - 17/08/2015 17:05 803 0
Cho ý kiến lần đầu dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) tại Phiên họp thứ Bốn mươi, chiều 14.8, đa số các thành viên UBTVQH tán thành với Tờ trình và Báo thẩm tra. Đồng thời cho rằng, việc nâng độ tuổi trẻ em lên 18 tuổi không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn góp phần chăm sóc trẻ em để trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện, đầy đủ.

 

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nêu rõ: các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế cho thấy trẻ em trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 có quá trình thay đổi phức tạp cả về thể chất lẫn tâm sinh lý và chưa có sự phát triển đầy đủ, hoàn thiện về thể chất, trí tuệ và tinh thần nên cần có sự hướng dẫn, quan tâm, chăm sóc của gia đình, xã hội và Nhà nước. Bởi vậy, Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp liên quan tới trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc về Luật Trẻ em của 66 quốc gia thành viên Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho thấy, đa số các nước đều quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi và hiện chỉ còn 8 quốc gia quy định độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi (trong đó có Việt Nam, mặc dù pháp luật Việt Nam hiện vẫn quy định độ tuổi thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên). Vì vậy, việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi là cần thiết, vừa bảo đảm tuân thủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vừa tương thích với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về độ tuổi trưởng thành đầy đủ, phù hợp với các quy định về độ tuổi trong giáo dục phổ thông (là bậc học giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất và tinh thần, sẵn sàng tham gia vào đời sống xã hội).
Cho ý kiến vào dự án Luật, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự đồng tình với việc nâng độ tuổi trẻ em lên 18 tuổi như dự thảo luật. Phó chủ tịch QH lý giải, theo luật hiện hành thì trẻ em là dưới 16 tuổi, nhưng thực tế phải đến 18 tuổi trẻ em mới trưởng thành, mới được cấp chứng minh nhân dân, hộ chiếu. Như vậy việc nâng độ tuổi trẻ em lên 18 tuổi không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn góp phần chăm sóc trẻ em để trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện, đầy đủ. Đồng thời, nâng độ tuổi trẻ em lên 18 tuổi cũng là phù hợp là vì nước ta đã tham gia Công ước về Quyền trẻ em và thế giới lấy mốc dưới 18 tuổi vẫn là trẻ em để tăng sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Ủng hộ việc nâng độ tuổi trẻ em lên 18 tuổi, tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng, Ban soạn thảo cần có sự lý giải thuyết phục hơn. Bởi trên thực tế, chúng ta biết rằng cuộc sống đang ngày càng phát triển, khoa học công nghệ phát triển, trẻ em thông minh hơn, tâm sinh lý phát triển hơn. Thực tiễn cho thấy, trẻ khi 3 - 4 tuổi đã được tiếp xúc với máy tính, 5 - 6 tuổi đã giải được các bài toán mà trước đây phải ở độ tuổi học sinh THPT mới giải được hay các dạng toán trước đây phải lên đến bậc đại học mới được tiếp xúc thì nay ở cấp THCS, THPT đã được học. Thậm chỉ cả số lượng tội phạm có tuổi đời còn ít từ 11, 12, 13 tuổi cũng tăng lên. Nói cách khác là ở tất cả các mặt trẻ em đều phát triển hơn. Vậy đáng ra tuổi trẻ em phải giảm đi chứ không phải là nâng lên. Do vậy, để nâng tuổi trẻ em, theo Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng ban soạn thảo cần giải trình thêm, đồng thời nên phân tầng lứa tuổi, bởi ở từng tầng lứa tuổi sẽ có mối quan hệ, mối quan tâm, có chính sách khác nhau.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước cho rằng, nên phân tầng độ tuổi trẻ em. Với các cháu từ 5 tuổi trở xuống thì như thế nào, từ 6 - 13 tuổi thì ra sao, từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Phân tầng như vậy để quy định các quyền rõ hơn, bởi còn liên quan đến Luật Lao động.
Một số ý kiến khác trong UBTVQH cũng đề nghị cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề nâng độ tuổi trẻ em, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi của quy định. 

Nguồn  http://www.molisa.gov.vn

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay1,349
  • Tháng hiện tại40,044
  • Tổng lượt truy cập3,871,297
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây