Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Trường Thi nhấn mạnh: Xuất phát từ khái niệm: nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người... Vì vậy, mục tiêu chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều nhằm: Đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên phạm vi cả nước và từng địa phương, nhằm đánh giá sự thay đổi, tiến bộ xã hội hàng năm và cả giai đoạn; Xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, lĩnh vực; Trên cơ sở thực trạng thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, các Bộ, ngành sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành các giải pháp, chính sách, lộ trình để cải thiện, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận của người dân về các dịch vụ xã hội cơ bản theo lĩnh vực, địa bàn, bảo đảm sử dụng nguồn lực dành cho giảm nghèo hợp lý, tập trung và hiệu quả hơn.
Bà Phạm Hải Hà, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trao đổi ý kiến
Theo đánh giá của bà Yoshimi Nishino, đại diện UNICEF, Việt Nam là quốc gia đi tiên phong trong việc tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều và hướng tiếp cận nghèo đa chiều ở trẻ em là một hướng tốt... Trong thời gian tới, Việt Nam cần có nhiều sự nỗ lực nhiều hơn nữa trong vấn đề giảm nghèo để có thể khẳng định tên tuổi lớn hơn trong khu vực... UNICEF sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo nói chung và giảm nghèo ở trẻ em nói riêng.
Thông qua hội thảo, nội dung các tham luận sẽ giúp cho cơ quan quản lý có cơ sở dữ liệu trong việc hoạch định chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thời gian tới, cũng như tích hợp được các chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều trẻ em trong hệ thống đo lường nghèo đa chiều quốc gia.
Ý kiến bạn đọc