Triển khai Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020

Chủ nhật - 15/05/2016 17:00 832 0
Ngày 12/5, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Hội nghị Triển khai Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020”. Ông Nguyễn Xuân Lập – Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội chủ trì hội nghị. Tham dự còn có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ, các Bộ, ngành, Tổ chức quốc tế cùng đại diện lãnh đạo Sở, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội của 30 tỉnh, thành phố phía Bắc về dự.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Xuân Lập cho biết, giai đoạn 2016-2020, tiếp tục nghiên cứu xây dựng pháp lệnh phòng chống mại dâm để nâng thành Luật phòng chống mại dâm, với trọng tâm là phòng ngừa là chính; tăng cường xây dựng các chính sách nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm yếu thế. Quan điểm việc phòng chống mại dâm phải tuân theo Hiến pháp, đảm bảo thực hiện quyền công dân và quyền con người. Hơn nữa, cách Việt Nam nhìn nhận về hoạt động mại dâm cũng phải theo xu hướng thế giới.


























Ông Nguyễn Xuân Lập – Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội phát biểu khai mạc
Ông Nguyễn Xuân Lập cũng nêu rõ, giai đoạn này sẽ xây dựng và thực hiện thí điểm các mô hình phòng chống mại dâm, như mô hình giúp người hoạt động mại dâm trong cộng đồng và Trung tâm công tác xã hội, mô hình về trợ giúp pháp lý; mô hình câu lạc bộ đồng đẳng; kiên quyết triệt phá, đấu tranh loại bỏ bóc lột tình dục, hoạt động tình dục...
Chương trình phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 lấy phòng ngừa làm trọng tâm trong công tác phòng, chống mại dâm. Chương trình chú trọng đến các giải pháp mang tính xã hội nhằm giảm tác hại do hoạt động mại dâm gây ra đối với đời sống xã hội; tăng cường xây dựng các thể chế nhằm bảo vệ quyền con người, tăng khả năng tiếp cận của các nhóm yếu thế (người bán dâm, nạn nhân bị mua bán vì mục đích mại dâm) vào hệ thống an sinh xã hội; từng bước xã hội hóa cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và các thiết chế xã hội vào công tác phòng ngừa mại dâm. Đồng thời, chương trình hướng đến tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng chống mại dâm, giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội.
Mục tiêu cụ thể đặt ra đối với Chương trình PCMD giai đoạn 2016-2020 là đến năm 2017 đạt 50% và năm 2020 đạt 100% các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ PCMD với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương.
Theo đó, UBND các cấp phải đưa công tác PCMD là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chỉ đạo thực hiện lồng ghép công tác PCMD với các chương trình an sinh xã hội ở địa phương như: Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người. Ưu tiên nguồn lực cho các khu vực trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới.
Đồng thời, có các giải pháp thiết thực hỗ trợ người hoạt động mại dâm hòa nhập cộng đồng, đảm bảo các quyền cơ bản, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng để họ được tiếp cận các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác, đặc biệt là cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống hòa nhập xã hội.

Toàn cảnh hội nghị
Căn cứ mục tiêu, phạm vi và nội dung của Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ LĐ-TBXH đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình.
Theo kế hoạch, các bộ, ngành Trung ương sẽ tập trung vào việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống mại dâm theo chức năng, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phân công; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về mại dâm và phòng, chống mại dâm thông qua việc xây dựng các chiến dịch truyền thông, thiết lập mạng lưới cộng tác viên; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát nhằm triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm; xây dựng và thực hiện thí điểm các mô hình phòng chống mại dâm giai đoạn 2016-2020; xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội…
Đối với các địa phương, Bộ đề nghị cần tăng cường tổ chức nắm tình hình, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng tổ chức hoạt động mại dâm; đấu tranh các chuyên án về tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm đặc biệt đối với các vụ án liên quan đến mại dâm trẻ em; tập huấn, nâng cao năng lực về công tác thanh, kiểm tra thanh tra lao động, thanh tra văn hóa, công an, thành viên Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm các cấp. Đáng chú ý, các tỉnh, thành cần xây dựng và thực hiện thí điểm 3 mô hình theo Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020. Xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe và thảo luận về thực trạng tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm người bán dâm; vai trò, sự tham gia của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách, pháp luật và giáo dục, phòng ngừa và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm ở Việt Nam; sự tham gia của các tổ chức cộng đồng, các nhóm đồng đẳng của người bán dâm trong xây dựng các cơ chế, chính sách về mại dâm

​(Nguồn: www.molisa.gov.vn)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay1,724
  • Tháng hiện tại39,002
  • Tổng lượt truy cập3,929,300
hoc tap va lam theo
Hỏi đáp
tai lieu xuc tien dau tu
cong khai minh bach
gop y du thao
hop thu dien tu
cong bao tay ninh
Báo Quân đội Nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây